Dân A-Mô-Rít (St 10,16; Xh 33,2; Ds 13,29; Gs 24,15; Ed 16,3)

DÂN A-MÔ-RÍT

(St 10,16; Xh 33,2; Ds 13,29; Gs 24,15; Ed 16,3)

Trích dịch tác phẩm “All Things in the Bible” của tác giả Nancy Tischler

          Dân A-mô-rít, giống như Hittite, nằm ​​trong số những cư dân nguyên thủy của Ca-na-an, tàn tích của nền văn hóa cổ xưa, một lần thống trị trong khu vực (St15,16,48,22; Gs 5,1, 24,15, 18; Tl 10,11; 1Sm 7,14; 1V 21,26; 2V 21,11; Am 2,9, và vv). Đôi khi, “toàn bộ dân số thổ dân Ca-na-an còn được gọi là ‘dân A-mô-rít (St15,13-16). Người Do Thái bắt nguồn từ dòng dõi của dân A-mô-rít lùi trở lại Ca-na-an, một hậu duệ của Ham, con trai bị nguyền rủa của Noê, phải chịu số phận nô lệ vĩnh viễn cho sự gian ác của mình (St 9,25; 10,16; 1 Sb 1,14).

          Khoảng năm 2000 trước Công nguyên, đã có cuộc xâm lược “dã man” trong vùng Trung Đông, đặc biệt là ở miền Bắc Syria và Mesopotamia. Dân Babylon được gọi là những Xê-mít bán du mục, “người Phương Tây”, hoặc “dân A-mô-rít” (G. Ernest Wright, 1957, 41-42). Phong trào A-mô-rít là một trong những cuộc lan tràn của Xê-mít lớn. Các vua dân A-mô-rít xuất hiện trên tất cả mọi khu vực, bao gồm tại Cha-ran, Paddan Aram, và thậm chí cả Babylon, được xem là thủ đô của đất nước A-mô-rít, nơi họ cai trị trong khoảng 300 năm. Vị vua vĩ đại nhất trong các vua của họ là người đưa ra bộ luật nổi tiếng, Hammurabi. Nền văn hóa này là một ảnh hưởng mạnh mẽ trên người Do Thái, những người di cư từ khu vực này đến Ca-na-an.

          Dân A-mô-rít, được biết đến như “Amurru” trong Akkadian, dần dần chuyển đến khu vực của Syria và Palestine, và nhiều thành phố ở đó. Gs 10,5 đề cập đến các vị vua của năm thành phố Amorite: Giê-ru-sa-lem, Hebron, Jarmuth, La-ki, và Eglon. Chúng ta không biết gì về cuộc sống của họ ở đó, nhưng tàn dư của nền văn hóa chung của họ đã được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học, đặc biệt tại Mari, thế kỷ thứ mười tám trước Công nguyên. Thành phố Syria trên sông Euphrates, được cho là một thị trấn A-mô-rít. G. Ernest Wright lưu ý rằng chúng được coi là “những gã khổng lồ” so với dân Israel nhỏ hơn (1957 Wright, 37).

          Trong số những khám phá tại Mari là hơn 20.000 viên đất sét. Các cung điện của nhà vua, với gần 300 phòng, bao gồm hơn 15 mẫu Anh. Các dân A-mô-rít đã có một hệ thống chữ viết và một hệ thống pháp luật thu hút các dân tộc xung quanh họ. Những phát triển thời sơ khai này có thể được tăng cường bằng cách giao dịch thường xuyên với các nền văn hóa khác. Giống như những dân tộc khác xâm chiếm Babylon, dân A-mô-rít đến để chấp nhận các vị thần bảo trợ của quốc gia, Marduk. Dường như họ cũng phát triển một hệ thống bói toán. Những kỷ niệm của phù thủy A-mô-rít xuất hiện trong những câu chuyện sau này trong những người Do Thái. Người Ca-na-an, thường xuyên được nói đến như “dân A-mô-rít” trong văn học hậu thánh kinh, được mô tả như là ngoại đạo thờ thần tượng và những người đang hành nghề ma thuật và phù thủy – “những điều thần bí không trong sạch, do đó, họ đã làm ô uế dân Israel trong thời các Thẩm phán” (W. Max Muller và Kaufmann Kohler 2004).

          Một số nhóm trong dân A-mô-rít dường như mang cùng một tên giống như tên chi tộc Do Thái sau này, Benjamin, hoặc “con cái của bàn tay phải “, có nghĩa là dân tộc phía nam (G. Ernest Wright năm 1957, 37). Trong thực tế, mặc dù những tên Amoritish như A-đô-ni-xe-đéc (Gs 10,3) xuất hiện trong Kinh Thánh, nhưng thực tế dân chúng và mối quan hệ của họ với người Do Thái vẫn còn vẩn đục. Nó cũng có thể là các nhóm khác nhau giữa các dân tộc Ca-na-an đã tụm lại với nhau dưới một tên duy nhất của người “A-mô-rit” cho thuận tiện.

Maria Ngô Liên chuyển ngữ

Đọc thêm

  • Greene, Joseph A. “Amorites,” in The Oxford Companion to the Bible. New York: Oxford University Press, 1993.
  • Keller, Werner. The Bible as History. New York: Bantam Books, 1982.
  • Muller, W. Max and Kaufmann Kohler, “Amorites,” http://www.jewishencyclopedia.com (accessed December 20, 2004).
  • Wright,G. Ernest. Biblical Archaeology. Philadelphia: The Westminster Press 1957.

nguồn: https://daminhtamhiep.net