Nông Nghiệp

NÔNG NGHIỆP

Trích dịch tác phẩm “All Things in the Bible” của tác giả Nancy Tischler

            Các tài liệu tham khảo về nông nghiệp xảy ra trong hầu hết các cuốn sách của Kinh Thánh. Thời gian gieo hạt và thu hoạch đã đánh dấu sự phân chia quan trọng của lịch Do Thái. Các lễ hội lớn trong lễ kỷ niệm hồng ân của Thiên Chúa ban cho là mưa và cây trồng – lúa mạch, lúa mì, trái vả, và quả ô liu – là hoa trái của đất. Từ thời gian của công việc tạo dựng, con người được giao nhiệm vụ chăm sóc vườn. Sau khi bị trục xuất khỏi vườn và các con trẻ đầu tiên ra đời: Cain đã trở thành một nông dân và Abel là một người chăn nuôi gia súc. Sau này, máu của Abel đã đổ ra và được Thiên Chúa tôn vinh. Sau Đại Hồng Thủy, Noê thu hoạch nho. Mặc dù là một người du mục, Abram đã luôn bận tâm với miền đất được đặt ở vị trí nào có thể sản xuất ngũ cốc, để nuôi bộ tộc ngày càng phát triển của ông. Lot cho thấy mối quan tâm của ông về lương thực cho dân tộc và gia súc của ông.

            Mesopotamia là miền đất mà từ đó Ápram đã đến, Lịch Gerzer được hình thành với những mùa khoanh định: Hai tháng thu hoạch ôliu; hai tháng trồng lúa gạo; hai tháng cuối năm gieo trồng; Vào thời Israel cổ đại, những nông dân đã sử dụng các dụng cụ như: chổi cào, nó cũng có thể được dùng như một cái rê để sàng lọc phân biệt cái tốt cái xấu; một lược cào, có thể sử dụng như một cái bừa, dùng để vỡ đất sau khi cày; và một cái xẻng thật sắc nét.

            Nông nghiệp là một dấu hiệu của cuộc sống định cư, lập luận chống lại giả định rằng toàn bộ dân Israel thời sơ khai di trú theo thói quen của họ. Mặc dù họ là người sống trong lều trại cho đến khi (và ngay cả sau khi) họ định cư tại Canaan, dường như họ sống khá lâu ở một nơi để trồng cấy cho bản thân và gia súc của họ. Họ đã có một mô hình hàng năm hoặc theo mùa di trú, họ cảm thấy hấp dẫn trở về chăm đất. Trên lối vào Đất Hứa, một trong số những điều làm cho Áp ram và bộ tộc của ông vui mừng là sự phát triển phong phú các loại lương thực.

            Trong thời gian dài của họ sống tại Ai Cập, khi dân Israel được biến đổi từ những người khách được đón tiếp thành những kẻ nô lệ bị khinh miệt, họ đã bị giới hạn trong một khu vực (Goshen), chủ yếu bởi vì người Ai Cập chống đối người chăn nuôi gia súc. Sau khi người Do Thái rời khỏi Ai Cập và định cư tại Đất Hứa, họ phân chia các chi tộc, và biến đổi thành những người nông dân có cuộc sống ổn định. Khi họ giàu có và cuộc sống của họ thêm phong phú, các tầng lớp xã hội phát triển, các vị vua được xức dầu, và với sức mạnh, họ có thể hoặc mua trả tiền cho chủ sở hữu đất hay dùng vũ lực để chiếm đất. Ví dụ biến cố nổi tiếng nhất của tình trạng này là thái độ nhất định của hoàng hậu Ideven rằng, chồng mình phải có vườn nho của Naboth (1V 21,1-16). Canh tác nho cách cẩn thận vì vườn đã được chủ sở hữu yêu mến và điều đó làm cho các nước láng giềng của họ thèm muốn.

            Đức Giêsu đã sống ở đất nước nông nghiệp, Ngài đã đi qua nhiều cánh đồng trong các vùng nông thôn, thậm chí bứt một ít bông lúa vào ngày Sa-bát. Các dụ ngôn của Ngài miêu tả việc cày xới đất, đối phó với đất đá và cỏ dại, và chặt cây vải không sinh trái. Ngài biết về việc cỏ lùng lớn lên cùng với lúa mì, và khoảng thời gian để trồng cấy và thời gian thu hoạch, cũng như sự cần thiết lâu năm cho những người thu hoạch. Ngài biết kích thước nhỏ bé của hạt cải và sự to lớn tuyệt vời của cây cải phát triển đầy đủ. Nhà của Ngài ở Nazareth, một thị trấn nhỏ tiếp giáp với các trang trại, vườn nho, và đồng cỏ. Trong suốt sứ vụ của mình, Ngài đi đến các thành phố và thị trấn khác, hoạt động này đã giúp Ngài có nhiều cơ hội để nhìn xem nông dân làm việc, và để chiêm ngắm cách sử  dụng những công cụ thủ công trong xưởng mộc của cha Ngài, mà có lẽ đã trở thành của riêng Ngài sau khi cha Ngài qua đời.

            Phần lớn vùng Palestine gồ ghề và đất đá, không thích hợp cho nông nghiệp. Một số khu vực, ví dụ như thung lũng Giođan, trong đó có nước dồi dào, nhiều năng suất. Những miền khác đòi hỏi ruộng bậc thang và thủy lợi nếu các nhà máy thầu phát triển mạnh. “Các vùng đất hạt tốt nhất là dải đất của thung lũng Giođan có thể được tưới bởi những nhánh sông của Giođan, đồng bằng Phi-li-tin, Esdraelon (mặc dù một phần của nó là đầm lầy), Basan và Môáp … Ruộng hẹp như bậc thang được dựng trên sườn núi … Đồi thấp hơn như ở Shephelah, đã đạt được một sự phân phối rộng hơn cho vụ mùa, thêm nho và ô liu vào ngũ cốc, làm nên một bộ ba nổi tiếng của cây trồng thường được nhắc đến trong Cựu Ước. Các phần tốt hơn của vùng đất cao được dùng để cày cấy, trồng trọt, nhưng nhiều phần còn lại cho chăn nuôi hoặc lâm nghiệp (FN Herper năm 1980, 22).

            Các mùa mưa lớn tiếp theo là hạn hán năm có thể dự đoán được, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Mùa hè khắc nghiệt đã giúp một số vùng sản xuất nho, dưa chuột, dưa hấu. Nói chung, lúa mì và lúa mạch là cây lương thực tốt nhất, cây vả ngày càng phát triển dồi dào, cây ô liu có thể phát triển mạnh trong vùng đất đá, và những vườn nho thu hoạch được một mùa nho phong phú. Trong những khu vườn nhỏ hơn, người nông dân có thể trồng các loại thảo mộc và gia vị, dưa hấu và những loại rau đòi hỏi nhiều nước hơn. Những khu vườn nhà bếp này cung cấp đậu lăng và đậu, mà những người nghèo có thể sử dụng trong các món hầm, cũng như dưa chuột, tỏi tây, củ hành, và tỏi.

            Nói chung, đất không có hàng rào hoặc tường trong. Những người sống ở các làng đi ra ngoài đồng mỗi ngày để làm việc với đất đai, với những miền đất tách biệt giữa thành phố và nông thôn. Có một ít dụng cụ nông nghiệp – cày gỗ, gỗ và liềm, và ách. Nông dân cũng sử dụng các gậy nhọn để thúc những con bò di chuyển, và họ phải có một số loại xẻng và gậy để tách đá ra khỏi đất, chưa kể đến xe cút kít để di chuyển đất, phân bón, và đá từ nơi này đến nơi khác.

            Các gia súc chính thức giúp đỡ họ là lừa và bò, chúng có thể cày đất đá và chuyên chở những vật nặng từ cánh đồng về. Kẻ thù của họ trong thời gian thu hoạch là cào cào châu chấu, nấm mốc, các bệnh thực vật khác nhau, và gió nóng. Luật Môisê có dính dáng đến đất đai, giống như nó đã làm nên hầu như tất cả các yếu tố của đời sống con người. Theo luật, đất cũng là có ngày Sabbat, đó là thời gian khi đất nằm im lìm không hoạt động (Lv 25), và đất mà các chi tộc bán hết đã được trả lại trong Năm Toàn Xá.

Maria Ngô Liên chuyển ngữ

Đọc thêm

–  Heaton, E. W. Everyday Life in Old Testament Times. New York: Charles Scribner’s Sons, 1956.

–  Hepper, F. N. “Agriculture,” in The Illustrated Bible Dictionary. Sydney, Australia: Tyndale House Publishers, 1980.

–  King, Philip J. and Lawrence E. Stager. Life in Biblical Israel. Louisville, Ky.: Westminster John Knox Press, 2001.

nguồn; https://daminhtamhiep.net