Những thành tựu kiệt xuất của Isaac Newton trong lĩnh vực khoa học đã giúp ông được vinh danh là “nhà khoa học kiệt xuất nhất trong lịch sử” và “cha đẻ của vật lí học cận đại”. Những truyện kí liên quan đến Newton, đa số chỉ dừng lại ở việc giải thích thành tựu khoa học, nhưng lại bỏ sót tín ngưỡng và niềm tin mạnh mẽ của ông vào Thiên Chúa.………
Một nhà khoa học vĩ đại nổi tiếng khắp thế giới như ông cũng lại cho rằng những bí mật trong vũ trụ mà bản thân biết được là vô cùng hữu hạn, chỉ như một giọt nước trong đại dương mênh mông vậy.
Ông mỗi ngày đều đọc và nghiên cứu Thánh Kinh …..
Ông viết rằng: “Tôi hoàn toàn tin tưởng vào những gì được ghi chép trong kinh Thánh, nó được viết bởi những người đã được ‘lời của Thiên Chúa’ khải thị”.
Newton từng nói: “Ở những nơi không có vật chất thì có cái gì đây? Lực hấp dẫn của Mặt trời và các hành tinh là từ đâu đến? Vạn vật của vũ trụ vì sao lại sắp xếp một cách có trình tự như vậy? Tác dụng của hành tinh là gì? Cặp mắt của động vật có phải được thiết kế dựa trên nguyên lý quang học? Như vậy không phải là trong vũ trụ có một Đấng Tạo Hóa toàn năng hay sao? Tuy rằng khoa học còn chưa có thể khiến chúng ta lập tức hiểu rõ được khởi nguyên của vạn sự vạn vật, nhưng những điều này đều dẫn dắt chúng ta hướng về Đấng Sáng Tạo đang bao quát hết thảy mọi thứ trong vũ trụ”.……….
Tâm huyết trong suốt cuộc đời của Newton là nghiên cứu thế giới tinh thần, còn khoa học đối với ông chỉ là chuyện dư thừa. Khi đàm luận về những thành tựu khoa học của mình, ông nói rằng bản thân ông chẳng qua chỉ là “đi theo tư tưởng của Thần”, “dựa vào tư tưởng của Thần để suy nghĩ mà thôi”.
Newton có một người bạn là Halley, nhà thiên văn học nổi tiếng nước Anh, vì ông đã suy đoán ra quỹ đạo của một sao chổi, sao chổi này sau đó được đặt tên là Halley, nên ông không chịu tin tất cả thiên thể trong vũ trụ là do Thần sáng tạo nên.
Một lần nọ, Newton chế tạo ra một mô hình hệ Mặt trời, chính giữa là một Mặt trời mạ vàng, bốn phía đối ứng là trật tự sắp xếp của các hành tinh trong thiên hệ, hễ ông kéo cái tay quay, các hành tinh lập tức chuyển động hài hòa theo quỹ đạo của mình, vô cùng mỹ diệu. Một ngày nọ, Halley đến thăm, nhìn thấy mô hình này, đã chơi đùa rất lâu, trầm trồ thán phục mãi không thôi, vội hỏi cái này là ai sáng tạo nên.
Newton trả lời, cái mô hình này không có ai thiết kế và chế tạo cả, chẳng qua là các mảnh gỗ ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau mà hình thành thôi. Halley nói, bất luận thế nào đi nữa thì nhất định là có người sáng tạo nên nó, và người ấy chắc chắn là một thiên tài mà không cần phải nghi ngờ gì cả. Lúc này, Newton vỗ lên vai của Halley, nói: “Cái mô hình này tuy tinh xảo thật, nhưng nếu đem so với hệ Mặt trời thật sự, quả thật nó chẳng là gì cả! Nếu như ông đã tin rằng có người chế tạo nó, vậy thì hệ Mặt trời còn tinh xảo hơn cả trăm nghìn vạn lần so với mô hình này, há không phải là do vị Thần toàn năng, dùng trí tuệ cao siêu của mình sáng tạo nên sao?”. Harley lúc này mới giật mình tỉnh ngộ, cũng đã tin tưởng rằng chư Thần thật sự tồn tại.
Newton trước lúc lâm chung, đối diện với những người ngưỡng mộ trí tuệ và ca tụng thành tựu khoa học vĩ đại của mình, ông đã khiêm tốn mà nói rằng: “Công việc của tôi nếu đem so với sự sáng tạo vĩ đại của Thần, thì tôi chỉ là một đứa bé nhặt được một viên sỏi và vỏ ốc trên bãi biển mà thôi. Chân lý vũ trụ mênh mông như biển cả, không phải là điều mà chúng ta có thể khám phá hết được”. Trích từ Tiểu Thiện, NTDTV