Bài Chia Sẻ Về Sứ Vụ Truyền Giáo

BÀI CHIA SẺ CỦA CHA GIUSE NGUYỄN QUỐC THẮNG

Chánh xứ Ninh Phát, Tổng Giáo Phận TPHCM.

Tổng cố vấn, SSP.

(Ninh Phát 23/9/2022)

Trong buổi họp của nhóm Truyền Giáo Trẻ học hỏi Kinh Thánh với Sứ Vụ Truyền Giáo tại Giáo xứ Ninh Phát:

Sứ vụ truyền giáo nó được khởi đi từ ơn Chúa và lời mời gọi của Giáo hội.

Từ khi cha Giuse bước vào môi trường đào tạo tại chủng viện thánh Giuse Sài Gòn điều đó càng thôi thúc ngài hơn, nhưng chính ngài cảm nhận được một sự thật rằng: có rất ít các chủng sinh khi được tiến chức còn thiết tha với sứ vụ truyền giáo, tất nhiên là có nhiều yếu tố ảnh hưởng; công việc mục vụ và quản trị giáo xứ….

Với cha Giuse sau khi nhận tác vụ thánh và đi thi hành sứ vụ mục tử tại các giáo xứ, thao thức về việc truyền giáo lại càng mãnh liết hơn với những công việc cụ thể: chính ngài đã là nhà truyền giáo, hơn nữa ngài còn lập các nhóm truyền giáo trẻ, những buổi đầu cũng gặp nhiều khó khăn, thời gian, kinh phí, còn lo công việc quản trị và mục vụ tại các giáo xứ mà bề trên đã sai ngài tới. Những với lòng nhiết huyết với sứ vụ, ngài cũng dành thời gian, công sức và cả vật chất để có thể duy trì mọi sinh hoạt cho các nhóm truyền giáo trẻ này.

Có một dịp Cha Louis Bertrand Tổng Phụ Trách hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại đến thăm và ngỏ lời xin ngài giúp và hướng dẫn cho anh em của Hiệp Hội, với niềm hăng say cho sư vụ truyền giáo cùng với ơn Chúa, cha đã nhận lời đến chia sẻ tâm tình và những kinh nghiệm của ngài về công việc mục vụ truyền giáo, và thật lòng, thấy anh em trong Hiệp Hội còn thờ ơ với sứ vụ và chưa có một đường hướng hay một phương pháp cụ thể cho sư vụ của mình theo Linh đạo và Hiến Pháp của Hiệp Hội, điều đó cũng thông cảm được vì Hiệp Hội khi đó chưa đi vào nề nếp được như ngày hôn nay.

Với những gới hạn của bản thân, Hiệp Hội cũng như các nhóm truyền giáo trẻ chưa làm bật lên được định hướng và đường hướng cụ thể trong sứ vụ Loan Báo Tin Mừng cho hợp thời và hợp với khả năng của từng người cũng như từng nhóm, nhưng cám ơn Chúa là chúng ta đã có được tinh thần và sự hy sinh cho việc Truyền Giáo, từ đó nó sẽ nảy sinh ra cho chúng ta những phương pháp khi ra đi thi hành sứ vụ của mình, qua những lần tiếp xúc, những cơ hội thăm viếng, mỗi nơi sẽ cho chúng ta những bài học và kinh nghiệp cụ thể cho từng trường hợp mà mình muốn, để có thể nói Lời Chúa và đem Chúa đến với họ.

Nhân dịp Thường Huấn các linh mục của Tổng Giáo phận Sài Gòn từ ngày 29-31/8/2022. Cha vinh dự được mời thuyết trình đề tài: “Cải tổ mục vụ Giáo xứ và hướng đến sứ vụ Loan Báo Tin Mừng, với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cha đã có một bài thuyết trình thật ấn tượng và được nhiều các đấng bậc và hơn ba trăm linh mục là những những người tham dự viên đều tâm đắc vì nó rất sâu sắc, cụ thể trong phương pháp, hợp thời và đúng theo đường hướng của Giáo Hội.

Không chỉ dừng lại ở đó, mà từ ngày 27-29/9/2022 cha vinh dự được mời thuyết trình về đề tài “Sứ Vụ Truyền Giáo Ngày Nay” được HĐGM VN tổ chức tại Giáo phận Long Xuyên, lại một lần nữa Chúa muốn cha nói nên sự nhiệt huyết của mình cũng như những phương pháp, đường hướng và những công việc cụ thể cho sứ vu Loan Báo Tin Mừng của Giáo Họi Việt Nam nói chung và Tổng Giáo Phận Sài Gòn nói riêng. Đó là một cơ hội không thể tốt hơn và nếu Chúa muốn thì có thể quảng bá Linh Đạo của Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại về những công việc cụ thể mà Hiệp Hội đã đang và sẽ thực thi, cũng như những đường hướng mà cha đã và đang thi hành để giúp cho những nhóm các bạn trẻ truyền giáo của Tống Giáo Phận Sài Gòn mà cha đang là người đặc trách.

Mỗi người chúng ta phải luôn ý thức rằng: chúng ta phải có đời sống đạo đức thánh thiện thì mới có thể truyền giáo được, thế nhưng ai có thể khẳng định rằng mình đã sống tốt, nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu mình dấn thân trong sứ vụ truyền giáo thì sẽ giúp cho bản thân mình sống mỗi ngày tốt hơn.

Người truyền giáo từ làm gương sáng, với ơn Chúa, chúng ta mới có thể làm chứng cho Chúa được. Chúng ta muốn làm chứng nhân cho Chúa với anh chị em lương dân hay những anh chị em ngoài Công giáo được thì điều cần có là chúng ta phải có Chúa, kinh nghiệm về Chúa trong những biến cố đời mình thì mới nói về Chúa và làm chứng về Chúa được.

Thái độ truyền giáo có thể nói là đối với mỗi người chúng ta còn thờ ơ, lãnh đạm, nhưng mỗi anh em chúng ta phải có ý thức về sứ vụ mình.

Từ Thờ ơ – tới Nhiệt thành

Từ Chậm trễ – tới Khẩn trương

Từ Cục bộ – tới Hợp tác

Thu hút hơn là chiêu dụ (câu chuyện người sưu tầm ngựa quý)

Phải xây dựng một đội ngũ chuyên biệt, phải có người tiên phong dám hy sinh cho sứ vụ (câu chuyện một đội bóng khi ra sân là phải là một tập thể đoàn kết, những muốn chiến thắng, cần phải có những trung phong (tiền đạo) giỏi). Đội ngũ truyền giáo phải là người biết kết nối tình thân đối với người khác trong mọi hoàn cảnh, từ mối tình thân đó, chúng ta mới nối kết và xây dựng nên được cộng đoàn cơ bản, từ đó mới đem Lời Chúa đến với mọi người.

Các thầy trong Hiệp Hội phải có lòng thao thức truyền giáo, chúng ta phải rèn luyện, học hỏi để làm cho chính hiệp Hội trở thành một đội ngũ truyền giáo chuyên nghiệp (Đa Tầng), phải có lòng Yêu Mến – Thao Thức. Phải ra đi, gặp gỡ mới giúp cho chúng ta có kinh nghiệm trong công việc, mỗi người phải có một kinh nghệm trong những lần gặp gỡ, ghi chép lại, tìm ra định hướng cụ thể cho từng tình huống, từ đó gom lại thành tập tư liệu để cho các thầy có cơ sở học hỏi thực tiễn.

Mỗi thành viên luôn có ý thức cầu tiến cho sứ vụ, phải làm cho “Lửa” bùng lên. Chúng ta không ngồi đó chờ đợi lòng thương xót của các đấng bậc hữu trách để cho mình được chính thức lên Tu Đoàn, mà chúng ta phải ra đi, làm chứng cho Tin Mừng theo Linh đạo của chúng ta, chứng minh được sứ vụ và lòng khát khao của mình, từ đó chính những vị hữu trách sẽ cất nhắc và đáp ứng nguyện vọng của mỗi người chúng ta.

Cầu chúc mọi người luôn có Chúa và khát khao đem Lời Chúa đến với mọi người.

Xin cám ơn.

Dom. Thái Bình, SSP