“Chúa Giết Hại Các Con Đầu Lòng Ai Cập – Muôn Ngàn Đời Chúa Vẫn Trọn Tình Thương” (Tv 136,10)

“CHÚA SÁT HẠI CÁC CON ĐẦU LÒNG AI CẬP
MUÔN NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN TRỌN TÌNH THƯƠNG”. (Tv 136,10)
          Khi đọc truyện Tấm – Cám, nhiều người cảm thấy rất kinh sợ đối với việc cô Tấm trả thù cô Cám và dì ghẻ, Tấm đã giội nước sôi để sát hại Cám, sau đó còn đem xác của Cám để làm mắm gửi về cho dì ghẻ. Liệu rằng, khi đọc lại câu chuyện cổ tích này, người ta có thể hình dung ra một cô Tấm hiền từ, chịu thương chịu khó hay cảm thấy rùng mình ghê sợ với một cô Tấm ác độc trả thù cách tàn bạo? Tương tự như thế, khi đọc Tv 136, 10 hay Tv 78, 51 chắc hẳn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên và cảm thấy kì lạ, Chúa gì mà ác vậy? Giết người mà cũng trọn tình thương được hay sao? Vậy rốt cuộc Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là Đấng ác độc, là vị thần ra tay trừng phạt con người cách bạo lực hay Ngài là vị Thiên Chúa yêu thương, thành tín, một Thiên Chúa muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương? Liệu rằng, ác độc và yêu thương có thể cùng đứng trên một chiến tuyến hay không?
Thực ra, để hiểu đúng câu thánh vịnh này chúng ta cần chú ý đến từ “Trọn/ trọn vẹn” nghĩa là không chỉ dừng lại nơi câu nói này xét như một đơn vị văn chương riêng lẻ thế nhưng đúng hơn cần lưu tâm đến những bối cảnh rộng lớn hơn của câu thánh vịnh. Cụ thể, trong giới hạn của bài viết này, xin tạm liệt kê ra ba điểm mà chúng ta cần xét đến: 1. Bối cảnh đặc biệt mà câu thánh vịnh được đặt vào; 2. Tâm thế của Ít-ra-en khi đọc câu thánh vịnh này; 3. Phương thức mà câu thánh vịnh dùng để diễn tả.
1. Bối cảnh đặc biệt mà câu thánh vịnh được đặt vào
Như chúng ta đã biết, khung cảnh mà câu thánh vịnh này muốn gợi lại chính là khung cảnh của cuộc Xuất Hành, biến cố then chốt và nền tảng nhất đối với dân Ít-ra-en. Câu “Chúa sát hại các con đầu lòng Ai Cập” muốn nói đến tai ương cuối cùng trong số 10 tai ương để rồi từ đó dân Ít-ra-en được giải phóng khỏi kiếp nô lệ tại Ai Cập và đi đến miền đất mà Thiên Chúa đã hứa ban cho cha ông họ. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ lưu tâm đến khung cảnh “Chúa sát hại các con đầu lòng Ai Cập” mà quên đi cảnh “Con cái của Ít-ra-en bị người Ai Cập tàn sát” nơi phần đầu của sách Xuất Hành. Trong Xh 1, 8-22 tác giả cho chúng ta thấy có một vị Vua mới lên ngôi trị vì Ai Cập, vị vua này không biết đến ông Giu-se ( Xh 1,9) và tìm cách tiêu diệt dân Ít-ra-en. Đầu tiên vua cho đặt gánh nặng trên vai dân Ít-ra-en: “Vua nói với dân mình : “Này đám dân con cái Ít-ra-en đông đúc và hùng mạnh hơn chúng ta.Chúng ta hãy dùng những biện pháp khôn ngoan đối với dân đó, đừng để chúng nên đông đúc, kẻo khi có chiến tranh, chúng hùa với địch mà đánh lại chúng ta, rồi ra khỏi xứ.” Người ta bèn đặt lên đầu lên cổ họ những viên đốc công, để hành hạ họ bằng những việc khổ sai.(Xh 1, 9-11) sau đó Vua đã tìm cách để tàn sát con cái Ít-ra-en: “Vua Ai-cập nói với những bà đỡ đi giúp sản phụ Híp-ri, một bà tên là Síp-ra, một bà tên là Pu-a :”Khi đỡ cho sản phụ Híp-ri, các người hãy xem đứa trẻ là trai hay gái. Nếu là trai thì giết đi, nếu là gái thì để cho sống.” Pha-ra-ô ra lệnh cho toàn dân của mình : “Mọi con trai Híp-ri sinh ra, hãy ném xuống sông Nin ; mọi con gái thì để cho sống.” (Xh 1, 15 -16;22).
Như vậy, cảnh “Chúa sát hại các con đầu lòng Ai Cập” phải được đặt song song với cảnh “Con cái của Ít-ra-en bị người Ai Cập tàn sát”. Và như thế, điều mà người Ai Cập muốn thực hiện cho dân tộc khác thì chính họ lại phải gánh chịu, “Gậy ông lại dần lưng ông” là thế. Quả thật, người ta không thể cảm nhận nỗi đau, không thể cảm thông với người khác nếu không đặt mình vào trong vị thế của họ. Trong dòng chảy Thánh Kinh, Thiên Chúa luôn tôn trọng chọn lựa của con người và dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” như một phương thế trong khoa sư phạm của Ngài. Chẳng hạn, dân Ít-ra-en luôn bị cám dỗ để thờ phượng các thần ngoại giáo thì chính những dân tộc ngoại bang, chính những dân tộc thờ phượng các vị thần ngoại giáo ấy lại quay ra xâm lược Ít-ra-en và tìm cách đồng hóa văn hóa cũng như tôn giáo của họ. Trong cảnh bị xâm lược, Ít-ra-en bất chợt nhận ra họ không thấy hạnh phúc khi thờ phượng các thần ngoại như họ vẫn nghĩ để rồi cảm thấy hối hận và muốn trở về cùng Thiên Chúa, một Thiên Chúa tín trung, một Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa của bậc tổ tiên. Cũng vậy, Ds 21,4 -9 thuật lại cho chúng ta câu chuyện dân Ít-ra-en kêu trách Thiên Chúa, kêu trách ông Mô-sê vì đã đưa họ ra khỏi Ai Cập. Ít-ra-en khát khao trở lại Ai Cập, trở lại với cảnh nô lệ tại Ai Cập, trở về với sự bảo trợ của các thần Ai Cập và thế là những con rắn hổ, biểu tượng của nữ thần Wadjet, vị nữ thần bảo trợ của Ai Cập lại quay ra cắn họ. Sau biến cố ấy, Ít-ra-en nhận ra rằng Thiên Chúa của họ mới là Thiên Chúa của tình yêu để rồi hoán cải, cầu xin sự chữa lành và tha thứ (Ds 21,7)…
Còn rất nhiều, rất nhiều trường hợp khác trong Kinh Thánh cho chúng ta thấy những điều tương tự như thế. Thiên Chúa yêu thương nhưng cũng là Thiên Chúa công bình. Sự công bình của Ngài được thể hiện không phải qua việc trừng phạt, nhưng đúng hơn qua sự tôn trọng chọn lựa của chúng ta, cho chúng ta cảm nếm điều mà chính chúng ta đã chọn đồng thời kiên nhẫn đợi chờ chúng ta quay về với Ngài.
2. Tâm thế của Ít-ra-en khi đọc câu thánh vịnh này
Khi đọc câu “Chúa sát hại các con đầu lòng Ai Cập – muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”, chúng ta đừng vội nghĩ Ít-ra-en đọc câu này trong tư thế của những kẻ thắng trận, của những kẻ đang sung sướng, đang hả hê vì kẻ thù của mình đang bị tiêu diệt. Không đâu! Đúng hơn, Ít-ra-en cất lên câu thánh vịnh này trong hoàn cảnh vô cùng bi thương, khi mà dân tộc của họ đang đứng trước cảnh ngàn cân treo sợi tóc, đau thương đến tột cùng.
Như chúng ta đã biết, đa số các thánh vịnh được hình thành và viết ra sau biến cố lưu đày, khi mà đền thờ Giê-su-sa-lem, trung tâm tôn giáo, trung tâm tinh thần của người Ít-ra-en bị phá thành bình địa. Người dân sống trong cảnh đau thương tột cùng khi cảm thấy cuộc đời là một mớ bòng bong không định hướng, nhà cửa thì tan hoang, bản thân lại bị phân tán, bị thống trị giữa các dân tộc khác, người chết đầy đường, tiếng khóc than thấu trời. Thế nhưng, chính trong hoàn cảnh đầy bi thương ấy thì câu thánh vịnh mà chúng ta đang xét đến được cất lên. Ít-ra-en cất lên những bài thánh vịnh bày tỏ niềm hy vọng của mình, họ hồi tưởng lại Thiên Chúa đã yêu thương và đồng hành với mình như thế nào. Họ xác tín rằng Thiên Chúa sẽ chẳng bao giờ bỏ rơi họ. Ít-ra-en đã tiếp tục hy vọng, hy vọng và hy vọng. Chính niềm hy vọng ấy giúp họ đối diện, đương đầu với nghịch cảnh đau thương nhưng không chịu gục ngã trước nghịch cảnh mà vượt qua tất cả. Họ đang bị lưu đày đó thế nhưng chính Thiên Chúa sẽ quay mặt lại nhìn họ, sẽ bẻ tan hết mọi gông cùm và cho họ được trở về quê cha đất tổ.
Toàn bộ thánh vịnh 136 là một hành trình dân Ít-ra-en đọc lại lịch sử và kể lại niềm hy vọng của mình. Và như thế,“Chúa sát hại các con đầu lòng Ai Cập”chỉ là một điểm nhỏ trong dòng lịch sử ấy, bởi vì chính Chúa là Thiên Chúa (Tv 136, 1-3), chính người đã tạo dựng vũ trụ kỳ diệu này (Tv 136, 4-9) và nếu như Ngài đã yêu thương Ít-ra-en trong quá khứ thì trong giây phút hiện tại dù đau thương này Ngài vẫn yêu thương họ và sẽ tiếp tục yêu thương họ cho đến muôn đời.
Chúa đã nhớ đến ta giữa cảnh nhục nhằn, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
Gỡ ta thoát khỏi tay thù địch, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
Người ban lương thực cho tất cả chúng sinh, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương
Hãy tạ ơn Thiên Chúa cửu trùng, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. (Tv 136, 23 -26)
3. Phương thức mà câu thánh vịnh dùng để diễn tả.
Khi nói rằng “Chúa sát hại các con đầu lòng Ai Cập – muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” nhiều người có cảm tưởng rằng Chúa thù ghét dân Ai Cập và yêu riêng dân Ít-ra-en. Nếu như thế, phải chăng Chúa chẳng hề công bình khi yêu dân tộc này, ghét dân tộc kia và phải chăng Chúa cũng ứng xử yêu ghét như con người bình thường?
Thực ra, khi nhìn lại dòng lịch sử của Ít-ra-en, nếu chúng ta nghĩ rằng trong tư cách là “con riêng” của Thiên Chúa, Ít-ra-en sẽ được chiều chuộng, cung phụng và chẳng phải đối diện với bất cứ đau thương nào thì chúng ta đã lầm to. Thực tế cho thấy Ít-ra-en đã phải nếm trải không ít cay đắng và đau thương, chịu ảnh hưởng bởi biết bao cuộc binh biến, huynh đệ tương tàn phân chia Nam – Bắc, bị đô hộ và áp bức bởi các đế quốc: Át-sua, Ba-bi-lon, Ba-tư, Hy Lạp và Rô-ma…Tất cả những điều ấy cho chúng ta thấy rằng yêu theo cách của Thiên Chúa nhiều khi không giống như cách mà chúng ta tưởng tượng. Ít-ra-en được yêu không đồng nghĩa với việc các dân tộc khác bị ghét bỏ. Thật thế, tình yêu và ơn cứu độ của Chúa không chỉ giới hạn ở một dân tộc nhưng cho hết thảy mọi người. Từ trước muôn đời Thiên Chúa đã chọn tất cả mọi người và tiền định cho họ trở thành con cái của Người trong Đức Kitô (Ep.1,3-10)
Tuy nhiên, một điều mà chúng ta cần lưu ý đó là cách diễn tả về tình yêu của Thiên Chúa trong Kinh Thánh lại bị giới hạn bởi ngôn từ, bởi ngòi bút và não trạng của một dân tộc. Lẽ dĩ nhiên, tình yêu của Thiên Chúa thì không giới hạn, thế nhưng kinh nghiệm về tình yêu ấy qua cách diễn tả của một người hay một nhóm người lại đầy giới hạn. Con người vốn mang trong mình những quan điểm, những định kiến, những lối nhìn văn hóa riêng biệt. Trong câu thánh vịnh mà chúng ta đang nhìn nhận, với tư cách là một người Ít-ra-en, một dân tộc bé nhỏ trước anh hàng xóm Ai Cập vĩ đại, dường như não trạng của tác giả Kinh Thánh muốn kéo Thiên Chúa nghiêng về phía dân tộc của mình. Trong thực tế, anh hàng xóm Ai Cập của dân Ít-ra-en đã không ít lần bành trướng, có tham vọng xâm lấn để áp bức và thống trị Ít-ra-en. Từ đó, người Ít-ra-en có một cái nhìn không mấy thiện cảm với người Ai Cập và với lối diễn tả bình dân, tác giả thánh vịnh đã muốn Thiên Chúa đứng về phía mình để trừng trị dân tộc Ai Cập hùng mạnh kia. Lối nhìn bình dân, ác giả ác báoở hiền gặp lành – ở ác gặp dữ, cũng được gặp thấy nơi nhiều dân tộc, chẳng hạn như trong câu chuyện Tấm Cám của Việt Nam mà chúng ta đã đề cập ở đầu bài viết. Trong dòng chảy của Kinh Thánh, các đế quốc áp bức Ít-ra-en đều được mô tả với những ngôn từ không mấy thiện cảm và như thế, chúng ta cần hiểu rằng đây chỉ là một phương thức diễn tả vốn bị ảnh hưởng bởi một nhãn quan, bởi một bối cảnh lịch sử đặc thù.
Tạm kết
Qua phần trình bày trên, chúng ta thấy rằng câu:“Chúa sát hại các con đầu lòng Ai Cập – muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136, 10) cần phải được hiểu đúng trong bối cảnh rộng lớn của nó. Không có chuyện cái ác và tình thương đứng trên cùng một chiến tuyến. Thiên Chúa vẫn mãi là như thế, Ngài vẫn mãi là Đấng yêu thương. Tuy nhiên, việc sử dụng lối nói bình dân bị chi phối bởi quan điểm của một con người, của một dân tộc dễ làm cho người ta có cảm giác “Chúa là đấng tào bạo”. Thế nhưng, khi đọc kĩ hơn bản văn, khi đặt mình vào chính bối cảnh đau thương của Ít-ra-en thời kỳ lưu đầy và hậu lưu đầy, chúng ta khám phá ra niềm hy vọng tuyệt vời vào một Thiên Chúa tín trung, một Thiên Chúa hiện diện và đồng hành với Ít-ra-en trong mọi biến cố thăng trầm của cuộc đời, vui cũng như buồn.Quan trọng hơn, chính vị Thiên Chúa ấy là Thiên Chúa tôn trọng tự do chọn lựa của con người, một Thiên Chúa công bình và kiên nhẫn. Ngài không ngừng động viên đứa con của mình hãy đứng dậy sau mỗi lần nó không may vấp ngã, Ngài cũng không ngừng hướng dẫn và mời gọi nó hãy tiếp tục tiến bước để trở về với Ngài. Quả thật: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương!
Lê Tùy Vũ Đức Anh, SSP
https://1win-qeydiyyat24.com, https://1xbet-az-casino.com, https://1win-azerbaycanda24.com, https://mostbetsitez.com, https://vulkan-vegas-erfahrung.com, https://1xbetsitez.com, https://vulkan-vegas-spielen.com, https://1win-azerbaijan24.com, https://mostbet-azerbaijan2.com, https://1win-az24.com, https://vulkanvegas-bonus.com, https://1xbet-azerbaycanda24.com, https://1xbetaz777.com, https://mostbetuzonline.com, https://1xbet-azerbaijan2.com, https://1xbet-az-casino2.com, https://pinup-bet-aze.com, https://1xbet-azerbaycanda.com, https://mostbet-uz-24.com, https://mostbet-oynash24.com, https://mostbet-az.xyz, https://1winaz777.com, https://mostbet-az-24.com, https://mostbet-ozbekistonda.com, https://1xbetaz888.com, https://vulkan-vegas-24.com, https://vulkan-vegas-kasino.com, https://mostbet-azerbaycan-24.com, https://most-bet-top.com, https://1xbetaz3.com, https://1xbetkz2.com, https://mostbet-azerbaijan.xyz, https://vulkan-vegas-casino2.com, https://mostbet-qeydiyyat24.com, https://1win-az-777.com, https://mostbet-royxatga-olish24.com, https://mostbetaz2.com, https://mostbetuzbekiston.com, https://1x-bet-top.com, https://mostbettopz.com, https://1win-azerbaijan2.com, https://vulkan-vegas-bonus.com, https://1xbetaz2.com, https://mostbetcasinoz.com, https://pinup-qeydiyyat24.com, https://kingdom-con.com, https://mostbet-kirish777.com, https://pinup-azerbaijan2.com, https://vulkanvegasde2.com, https://vulkan-vegas-888.com, https://mostbetsportuz.com, https://1xbet-az24.com, https://mostbet-azerbaycanda.com, https://mostbet-uzbekistons.com, https://mostbet-azerbaycanda24.com, https://mostbet-azer.xyz, https://mostbetaz777.com, https://pinup-az24.com, https://1xbetcasinoz.com, https://mostbetuztop.com, https://mostbet-az24.com, https://pinup-bet-aze1.com, https://1winaz888.com, https://vulkanvegaskasino.com, https://pinup-azerbaycanda24.com