Ngay sau khi vừa nhận được tin Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Giuse Nguyễn Năng – Giám mục Giáo phận Phát Diệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Phóng viên Vietcatholic lập tức liên hệ với ngài để phỏng vấn. Tuy nhiên do hết sức bề bộn công việc nên ngài hưa sẽ trả lời, và đến hôm nay dù muộn nhưng ngài đã dành thời gian để trả lời phỏng vấn cho Thông tấn xã Công Giáo Vietcatholic. Chúng con xin trân trọng cảm ơn Đức Cha.
Vietcatholic: Xin Đức Tổng chia sẻ cảm nhận của Đức Tổng khi đón nhận tin vui này?
Vietcatholic: Khẩu hiệu của Đức Tổng là “Hiệp thông và Phục vụ”. Đường hướng mục vụ của Đức Tổng khi nhậm chức vụ mới?
ĐTGM: “Hiệp thông và phục vụ” không phải chỉ là sự chọn lựa của cá nhân, hay chỉ giới hạn cho môi trường Phát Diệm, mà chính là đường hướng đã được Công đồng Vaticanô II đề ra cho toàn thể Hội Thánh. Vì thế, tôi ao ước dân Chúa tại Sài Gòn sống hiệp thông sâu xa với Chúa Ba Ngôi nhờ đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, lắng nghe Lời Chúa để từng ngày nên thánh, đồng thời kiến tạo sự hiệp thông giữa các chi thể đa dạng trong Thân Thể của Đức Kitô, rồi từ đó trổ sinh hoa trái qua sự phục vụ con người và xã hội. Không có sự hiệp thông, việc phục vụ sẽ tạo ra nhiều vấn đề phức tạp, và ngược lại, hiệp thông không phục vụ là một cuộc sống ích kỷ, cằn cỗi và khô héo dần.
Vietcatholic: Đức Tổng đã 10 năm làm Giám mục Giáo phận Phát Diệm, nay với cương vị Tổng Giám mục một Tổng Giáo phận lớn, Đức Tổng có trăn trở gì?
ĐTGM: Cần có thời gian để hiểu được thực tế và nhu cầu mục vụ của Tổng giáo phận. 10 năm làm Giám mục là một kinh nghiệm rất quí, nhưng môi trường của Sài Gòn rất khác Phát Diệm. Trước mắt, ai cũng thấy Tổng giáo phận có nguồn lực nhân sự phong phú và đa dạng, làm sao có thể phát huy tiềm năng lớn lao này để phục vụ Hội Thánh và công cuộc Phúc m hoá. Cuộc sống tại thành phố lớn với sự phát triển kinh tế và với những tiện nghi của văn minh hiện đại đang tác động rất mạnh và lôi kéo nhiều người vào lối sống hưởng thụ, chạy theo vật chất mà coi nhẹ các giá trị tinh thần, lương tâm đạo đức, công bằng xã hội. Rồi hiện tượng di dân, -khoảng 5 triệu người từ các miền đất nước đến làm việc và học tập-, vừa góp phần tích cực cho sự phát triển của xã hội và Hội Thánh, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hệ luỵ đau thương cho các cá nhân, gia đình và xã hội. Bên cạnh những người giàu có, rất giàu có, còn biết bao người nghèo khổ và bị loại trừ. Đó là những vấn đề lớn đặt ra cho sứ vụ của Hội Thánh.
Vietcatholic: Người đời thường nói: “Càng cao danh vọng càng đầy gian nan”. Đối với xã hội thì chức vụ càng cao danh vọng càng nhiều. Nhưng đối với Giáo hội thì thật sự chức vụ càng cao thì không phải danh vọng càng nhiều mà gánh nặng càng nhiều. Đức Tổng chắc chắn cũng đã cảm nhận được gian nan phía trước?
ĐTGM: Đối với người môn đệ của Đức Kitô, nhận lãnh một trách nhiệm quan trọng không phải là đi lên, mà chính là đi xuống làm người phục vụ. Chúa không hứa vinh quang sung sướng, trái lại, Chúa báo trước những thánh giá. Tuy nhiên chúng ta trông cậy vào Chúa Thánh Thần, chúng ta tin vào sự tốt lành của dân Chúa. Ở đâu chả có niềm vui và gánh nặng. Người ta tạo nên gánh nặng cho nhau khi không đi theo lối sống Phúc m mà chỉ hành động theo ý riêng. Nhưng dù cuộc đời có chua như chanh, ta hãy bỏ vào đó chút đường của tình yêu thương để làm nên ly chanh đường hấp dẫn.
Vietcatholic: Xin Đức Tổng chia sẻ đôi nét về Phúc Nhạc, quê hương của Đức Tổng và cũng là quê hương của Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành?
ĐTGM: Phúc Nhạc là giáo xứ được thành lập thứ hai của giáo phận Phát Diệm, năm 1790. Ngay từ 1846, số tín hữu trong miền đã lên tới hơn 10.000, sau đó được tách ra thành nhiều giáo xứ khác. Nơi đây có Tiểu chủng viện thánh Phaolô được thành lập từ năm 1867, là nơi đào tạo biết bao thế hệ linh mục cho giáo phận. Nhiều linh mục đang làm việc ở nước ngoài hoặc miền Nam đã xuất thân từ mái trường Tiểu chủng viện thân thương này. Đặc biệt nơi đây được in dấu cuộc đời của hai Thánh Tử đạo : Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, là linh mục chính xứ Phúc Nhạc từ năm 1831 và được phúc tử đạo năm 1840 ; đồng thời với ngài có vị Thánh Nữ Tử đạo duy nhất của Việt Nam là Anê Lê Thị Thành, người gốc Thanh Hóa nhưng lập gia đình và sống tại Phúc Nhạc, tử đạo năm 1841. Sau cuộc di cư năm 1954, nhiều tín hữu đến định cư tại miền Gia Kiệm, Đồng Nai, và thành lập giáo xứ mới với tên gọi gốc của mình là Phúc Nhạc. Chính trong môi trường đạo đức của giáo xứ, các tín hữu được nuôi dưỡng trong đức tin, và cũng đã có rất nhiều linh mục tu sĩ xuất thân từ đây.
Vietcatholic: Xin Đức Tổng chia sẻ đôi lời với Ban Biên tập và độc giả Thông tấn xã Công Giáo Vietcatholic.
ĐTGM: Xin cám ơn Vietcatholic đã cung cấp thông tin phong phú để giúp các Kitô hữu hiệp thông với Hội Thánh toàn cầu. Nhờ nhịp cầu thông tin, các tín hữu có thể sống Phúc m và thực thi sứ mạng phù hợp với bối cảnh thế giới hôm nay. Trong thời đại của kỹ thuật số và nối mạng toàn cầu, người tín hữu cần nhận định sáng suốt để lắng nghe tiếng nói của sự thật và đừng để mình bị chi phối bởi các fake news tràn ngập đang tấn công dồn dập lương tâm con người.
Xin trân trọng cảm ơn Đức Tổng và kính chúc Đức Tổng luôn đầy tràn sức khỏe và ân sủng Chúa Thánh thần để hoàn thành sứ vụ mới.
Trương Trí