Nghệ thuật đối với người Do Thái (Xh 20,4; Đnl 4,16-18)

Nghệ thuật đối với người Do Thái

Xh 20,4; Đnl 4,16-18

Việc sử dụng thuật ngữ nghệ thuật của người Do Thái không chính xác vì nhiều hiện vật được phát hiện trong việc khai quật người Do Thái cổ đại, những hiện vật này đã chi phối con người vì phải chăng chúng không thực sự được sản xuất bởi các thợ thủ công người Do Thái (Joseph Jacobs, Kaufmann Kohler et al. 2004). Nhìn thấy hình ảnh nghệ thuật đẹp ở Ai Cập, người Do Thái đánh giá cao những đóng góp của mình lên tới Chúa, đặc biệt là trong việc hình thành các Nhà Tạm. Điều này tạo nên cơ hội cho các đồ trang trí xa hoa.

Đó là trong việc xây dựng và trang trí của Nhà Tạm và sau này của Đền Thờ mà Thiên Chúa cho phép giới hạn một số thánh tượng – Kê-ru-bin, trang trí rèm cửa, các hình vẽ minh họa trên cửa ra vào, và vân vân. Việc miêu tả tỉ mỉ của cả hai nơi thờ tự này bao gồm tên các nghệ nhân tham gia. Bơ-xan-ên, người đã được tuyển chọn để thiết kế các đồ trang trí cho Nhà Tạm, dường như ông đã có kỹ năng nghĩ ra những tác phẩm nghệ thuật làm bằng vàng, bạc hay đồng, mài ngọc đính áo, chạm gỗ kim loại, và thêu (Xh 35,30-33). Trong trường hợp của đền thờ, vua Sa-lô-môn nhập khẩu thợ thủ công người Phê-ni-si, ám chỉ dân It-ra-en không có công nhân cho công trình xây dựng hoặc để trang trí cho những tòa nhà tráng lệ ông đã mường tượng.

Trong thời gian sau đó, các ngôn sứ phàn nàn về việc trang trí quá mức giường ngà voi, hàng rào mắt cáo mà những người giàu có thường sử dụng để làm đẹp ngôi nhà của họ trong khi họ bỏ bê nhà của Đức Chúa (Am 3,15; Ps 45,8; Kg 1,4). Các tài liệu tham khảo đã cung cấp bằng chứng về ảnh hưởng của người nước ngoài vào lối sống của dân được Thiên Chúa tuyển chọn, gây ô nhiễm môi trường và khuyến khích họ tôn thờ sự sáng tạo của loài người hơn là của Thiên Chúa.

Rõ ràng, một số thợ thủ công người Do Thái cuối cùng đã tìm hiểu nghệ thuật của đồ gốm trang trí, khắc dấu, kim loại đúc, ngà voi khắc, và khắc gỗ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Do Thái, dường như không bao giờ cho phép điêu khắc hoặc vẽ tranh, chỉ điêu khắc trên các bề mặt của căn phòng. Đồ gốm của họ nhiều vẻ đơn sơ hơn các nước láng giềng của họ, là dân Phi-li-tinh và người Hy Lạp. Một số người tin rằng người Do Thái không nhạy cảm như láng giềng của họ về màu sắc, đặc biệt là người Hy Lạp và Ai Cập hoàn thiện bức tranh gốm trên những bức tường (Morris Jastrow và Emmanuel Benzinger 2004).

Trong giai đoạn của Đền thờ thứ hai (450 trước Công nguyên – 70 sau Công nguyên), khiếu thẩm mỹ của người Do Thái bắt đầu thay đổi. Dưới ảnh hưởng của người Hy Lạp và La Mã, người Do Thái đã bị cả hai thu hút và đẩy lùi bởi nghệ thuật và kiến ​​trúc mà họ đã thấy trong các thành phố của Hy Lạp và La Mã. Các tác phẩm điêu khắc với hình dạng con người, bức tường vẽ tranh, và tòa nhà công cộng đẹp dường như đã cám dỗ họ giảm bớt lệnh cấm. Với cuộc nổi dậy nổ ra vào năm 66 sau Công nguyên, cảm giác dân tộc và lòng hận thù với tất cả những thứ theo người La Mã, đã khuyến khích những nhà lãnh đạo Do Thái chính thống cấm tất cả sự miêu tả, ngay cả động vật.

Trong những năm sau đó, với sự gia tăng của Kitô giáo và việc sử dụng các thánh tượng trong nhóm các tín hữu này, những người Do Thái lại có xu hướng nới lỏng các luật lệ của họ, cho phép khảm trong các hội đường của họ một số động vật điêu khắc và mặt nạ con người. Việc thuật họa các hình ảnh trong Kinh Thánh, có lẽ ngay cả bức tường sơn, cũng như các bản thảo tỏa sáng của Thánh Kinh, là thêm những bằng chứng về ảnh hưởng Kitô giáo. Nhiều hoạt động đã tạm ngưng trong thời Trung cổ như một kết quả của mẫu gương Hồi giáo (nghiêm cấm ảnh tượng) và cuộc tranh luận bài trừ thánh tượng tôn giáo trong đạo Công giáo.

Trong thời hiện đại đã thấy sự gia tăng của một số họa sĩ Do Thái tài năng, chẳng hạn như Chagall, Pissarro, và Soutine, nhưng vẫn còn không có những điều đặc biệt để phân biệt như “Nghệ thuật Do Thái giáo” (Harold Osborne, 612-615). Trong giáo đường Do Thái giáo chính thống, vẫn còn trống không các thánh tượng.

Sr. Maria Ngô Liên (chuyển ngữ)

Đọc thêm

– Jacobs, Joseph, Kaufmann Kohler, Judah David Eisenstein. “Art, Attitude of Judaism Toward”, http://www.jewishencyclopedia.com (accessed December 20, 2004).

– Jastrow, Morris, Jr., Immanuel Benzinger. “Art Among the Ancient Hebrews”. http: //www.jewishencyclopedia.com (accessed December 20, 2004).

– Osborne, Harold. The Oxford Companion to Art. Oxford: The Oxford Press, 1970.

 

nguồn: http://daminhtamhiep.net