Làm thế nào để truyền giáo khi bạn có hai giáo xứ, 40 nóc chuông và chỉ có một vài giáo dân giúp bạn một tay? Với cha xứ Alexis de Brébisson thì không có gì phải cuống lên. Bạn chỉ cần có đúng chìa khóa là làm được.
“Sáng suốt, gần gũi, hiện diện”: đó là câu châm ngôn mới của cha xứ Écouché, một giáo xứ ở một làng nhỏ vùng Normandie đi tìm các con chiên lạc trong vùng quê của cha. Qua suy tư của mình, cha Alexis cho chúng ta một vài chỉ dẫn cơ bản để đi tìm con chiên mới.
Bước đầu tiên là phải sáng suốt. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng sáng suốt phải tạo thành lợi thế thực sự cho năng lực truyền giáo. Không phán xét các giáo xứ thành phố, Cha Alexis muốn đối diện với thực tế nhưng không bi quan: nếu ở thành phố, một số giáo xứ thiếu các gia đình phụ một tay cho cha xứ thì ở làng quê vắng vẻ, chuyện này còn phức tạp hơn một chút. Linh mục lấy làm tiếc: “Đức tin Kitô giáo gần như biến mất trong các làng quê chúng tôi.” Dù vậy, với cha Alexis thì không có gì là bị mất!
Bước thứ hai là thân thiện. Linh mục Alexis nhấn mạnh: “Mật độ dân số thấp, kết cấu xã hội được tạo ra, một mặt là mạng lưới các làng, mặt kia là các nhóm xã hội khác nhau không phải là trở ngại, nhưng có thể là lợi thế để giúp việc truyền giáo”.
Thật vậy, khi mọi người biết nhau, cộng đồng kitô giáo có thể dễ dàng tiếp xúc với những người bị cô lập hơn. Trên thực tế, ít nhất có một người đã gặp cha xứ Alexis. Theo linh mục Alexis, miệng truyền miệng khi đó hoạt động mới có hiệu quả, đây là một lợi thế để truyền giáo.
Nhưng để cụ thể hóa sự gần gũi này, không có gì tốt hơn là tham dự vào công việc địa phương. Để làm điều này, cha Alexis có một chiếc ủng bí mật: cha quyết định tình nguyện làm nhân viên cứu hỏa. Ơn gọi thứ hai này giúp cha có được sự tiếp xúc vững chắc với dân làng và đưa ra một hình ảnh khác về Giáo hội cho những người nghi ngờ nhất.
Tương tự như vậy, những điểm nổi bật của cuộc sống địa phương là không thể tránh khỏi: lễ rửa tội, rước lễ lần đầu, lễ chung của cộng đồng, lễ cựu chiến binh, lễ các hàng xóm … Mỗi lễ là dịp để gần gũi với tâm hồn người dân làng, để chạm đến trái tim của dân làng.
Bước thứ ba là đồng hành. Và cuối cùng cha xứ Alexis dựa trên một di sản lớn: sự hiện diện của Giáo hội dưới mọi hình thức. Phong cảnh hữu tình với các tháp chuông, nhà thờ, các thánh giá, nhà nguyện, tượng ảnh, tất cả các dấu hiệu hữu hình làm chứng cho đời sống đạo của người dân. Dĩ nhiên là chưa đủ, nhưng với di sản này đã duy trì tinh thần công giáo luôn sống động. Cha Alexis giải thích: “Khi tôi đến đây, tôi có thói quen làm sống lại các nhà thờ này, đúng giờ và thường xuyên, để là dịp cho giáo dân gặp gỡ trực tiếp với Chúa.
Trần Anh Văn SSP (Dịch từ nguồn bởi phanxicovn.fr.aleteia.org)
Đúng thật là như thế. Theo kinh nghiệm của tôi; một tu sĩ truyền giáo là một tu sĩ phải có Chúa trong lòng, có đời sống cầu nguyện, đồng thời phải dấn thân một cách quảng đại cho Tin Mừng. Ngoài ra, còn phải sống như lời Chúa Giêsu đã dạy là “Hãy khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10,18). Như vậy, muốn truyền giáo tốt và hiệu quả thì cần phải cầu nguyện, sáng suốt, dấn thân, thân thiện và hiện diện với mọi người. Học hỏi, chia sẻ, đồng cảm, đồng hành và thương yêu mọi người thì Đạo lý của Chúa mới thấm sâu vào lòng mọi người được. Vì chính Chúa Giêsu đã nhắn nhủ: “Cứ dấu này thì mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU” (Ga 13,35).
Tu sĩ Anrê Trần Anh Văn SSP.