[SSP] Thư Mục Vụ Tháng 10 Của Cha Tổng Phụ Trách

THƯ MỤC VỤ THÁNG 10

 

TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN

HIỆP HỘI THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI

881/4 CMT8, P.7, Q. Tân Bình, TP. HCM

Đt: (028) 3970. 8814; Email: [email protected]

Số 03/TMV/09/20/TPT

 

CHỦ ĐỀ:  ĐỨC TIN (Tiếp Theo)

 

Qúi Anh Em thân mến, 

Tháng 09 vừa qua chúng ta cùng nhau tìm hiểu và học hỏi về đề tài ĐỨC TIN.

Tháng 10 này chúng ta tiếp tục về đề tài này với những nhân vật, và sự kiện gắn bó với cuộc đời của họ để làm nên niềm tin trong cuộc sống.

1. Các Triết Gia Thiên Chúa Giáo Trong thế kỷ XX ước tính có 130 triết gia Công Giáo. Ta có thể chọn tìm ít triết gia trình bày luận điểm về niềm Tin như: Cha Sertillanges, sinh ngày 17/11/1863 – Giáo sư triết học đạo đức của Thánh Thoma – tác giả Ý Tưởng về Sáng Tạo và những âm vang của nó trong triết học (1945 trong sách các triết gia thế kỷ 20, trang 425).

Campbell, CHARLES ARTTHUR (sinh ngày 13/01/1897, mất ngày 11/03/1974). Triết gia duy tân 1957 xuất bản tập Sellfwood and Goohood về ngã tính và Thượng Đế tính. (Những triết gia Thiên Chúa Giáo thế kỷ 20).

Cha Thiên Phong Bửu Dưỡng 1907-1987, Giáo sư Đaminh Kim Định, Cha Phaolô Cao Văn Luận, Đức Ông Gioan Maria Trần Văn Hiển Minh, Lê Tôn Nghiêm, Đôminicô Trần Thái Đỉnh. Tất cả các tác giả đều nói lên lòng tin kiên cường vào Thiên Chúa.

Chúng ta tóm tắt tự thuật trích dẫn một triết gia tiêu biểu: Cha Bửu Dưỡng: sinh trưởng trong một gia đình hoàng tộc, tôn sùng đạo Phật. Cha viết trong hành trình của đời tôi: Trước kia tôi rất ghét Kitô giáo, và không muốn có một liên hệ dù xa hay gần với các linh mục hay người có đạo. Tôi không bao giờ đọc một cuốn sách báo nào dính dáng đến Công Giáo.

Ẩn tượng cái ghét đạo đã khiến tôi trở thành cực đoan một cách vô lý, đến nỗi mỗi khi nhìn thấy chữ Thiên Chúa tôi cảm thấy khó chịu, và nếu có thể, tôi sửa thành chữ “Trời”. Khi dạy học cho các trẻ em, tôi chống lại việc dùng chữ  “Thiên Chúa” lòng ác cảm đó khiến tôi trở thành điên rồ.

Có thời gian tôi cảm thấy bất bình an trong đời sống… dường như tôi đang trải qua cơn khủng hoảng…ba năm liền…tôi không giải trí…tôi mất ngủ, những buổi chiều trống rỗng sau khi nghe vài bản nhạc buồn…. Tất cả tâm trạng ấy đưa tôi đến việc tự hỏi: “Có phải Kitô giáo là một Tôn Giáo thật và tôi phải theo hay không? Tôi phải theo? Thật là một điều ngoài trí tưởng tượng! Không bao giờ! Dù nó đúng nó thật, nó hay…nhưng “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Bửu Dưỡng ác cảm với Kitô giáo từ Pháp đô hộ qua. Dần dần thấy mình bất công vì Phật Giáo có gốc Ấn Độ, Khổng Tử là người Trung Hoa, còn Chúa Giêsu đâu phải là gốc Châu Âu, mà là gốc Do Thái. Ác cảm của “Mẹ Bửu Dưỡng” do thành kiến của người Công Tử Hoàng Gia của một nước khi Pháp đô hộ, mà các nhà truyền giáo phần đông là người Pháp, còn rất xa lạ với phong tục, văn hóa Việt Nam.

Sau này Bửu Dưỡng nhắc đến người bạn thân tên S. Trọ tại nhà mình để học năm cuối trung học. Bửu Dưỡng học trường Quốc Học (Huế) còn bạn S. cùng lớp học trường Pellerin, Dòng Lasan, hiểu biết về đạo Công Giáo nhưng không phải là tín hữu Công Giáo. Hai chúng tôi thường nói về đề tài học hành…nhưng khi vô tình đề cập đến vấn đề đức tin trong lúc bàn cãi…tôi đáp trả bằng những lời nặng nề…Trong những lúc nói chuyện lại xen vào vấn đề tôn giáo mặc dù Nhà Phật quảng bá sâu rộng nhưng Đức Phật không phải là Đấng Sáng Tạo. Chúng ta tin rằng Trời đẵ dựng nên và nuôi dưỡng chúng ta…nhưng chúng ta lại không Thờ Trời. Chúng ta chỉ dâng lễ vật lên bàn thờ Phật và rồi sống theo ý mình.

Anh S. phản ứng ngay: Người Kitô hữu không giống vậy. Họ tin Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng, Đấng Sáng Tạo. Họ không tin và thờ Thiên Chúa một cách vô lý như chúng ta – Người Do Thái giải thích Cựu Ước theo ý riêng mình, nên họ vốn đợi Đấng Cứu Thế. Trong khi đó người Kitô hữu tin Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế đã đến…. Bạn S. đã cho chúng tôi biết các tiên tri, các ngôn sứ nói trước về Chúa Giêsu…sau khi đậu trung học vào ngày đẹp trời thanh niên Bửu Dưỡng đi đến tiệm sách mua cuốn “Le genie du christianisme” (Ưu tính của Kitô giáo) của Chateaubrianô, Pensces (tư tưởng) của Pascal tác giả nổi tiếng, chứ không phải vì nội dung tư tưởng. Mua rồi quên lãng cho đến một hôm khi chuẩn bị hành trang ra Hà Nội học Cao Đẳng, cậu Bửu Dưỡng mới mở quyển Pensces của Pascal: Tôi chủ ý vì đoạn văn có nhiều ý nghĩa. Đồng thời cùng lúc ấy có một sức mạnh lạ thường nào đó chen vào tâm hồn tôi, thế là tôi quyết định đem hai cuốn sách đó đi theo. Đọc những trang sách Pensces của Pascal, cậu Bửu Dưỡng không thế nào không khảm phá ra chiều kích siêu việt và linh diệu của Kitô giáo… Tác phẩm nổi tiếng này là một tổng thể đồ sộ gồm những chủ đề được chấp nhận để thử một thời gian, mọi sự đều êm xuôi. Thầy Bửu Dưỡng cảm thấy mình đi đúng hướng và được gửi đi du học Pháp ở Dòng Đaminh chi nhánh Lyon cốt lõi, siêu linh sâu sắc về tầm vóc vô biên của con người, về Thiên Chúa Nhập Thể về Bác Ái, và mầu nhiệm Thiên Chúa, mầu nhiệm tình yêu, về chân lý của trái tim, với lời bất hủ của Pascal: “Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không biết đến. Qua những trang sách này, tâm hồn cậu Bửu Dưỡng đã cảm nghiệm được một sức mạnh lạ thường” thúc đẩy cậu tiến xa hơn trên con đường tìm hiểu Kitô giáo. 

Càng ngày tôi càng tin tưởng hơn vào chân lý nơi Giáo Hội Công Giáo. Nhưng tôi không nghĩ đến việc rửa tội, mỗi lần ý nghỉ rửa tội xuất hiện là tôi vội xua đuổi nó ngay. Mỗi lần tôi nhìn những người Công Giáo Việt Nam, tôi có cảm tưởng họ đang theo một Tôn Giáo ngoại bang, nó xa lạ khác thường với phong tục tập quán dân tộc nhiều quá, nó có vẻ Tây quá. 

Nhưng ơn Chúa đã giúp Bửu Dưỡng vượt qua những trở ngại bên ngoài đó để chạm đến cốt lõi Tình yêu Thiên Chúa qua một cuộc gặp gỡ bất ngờ, đặc biệt là qua chứng từ của một nhà sư Phật Giáo.

2. Khúc rẽ cuộc đời – lên núi Phước Sơn.

“Một ngày kia, khi đến thăm ông nội tôi, tôi gặp một tu sĩ Phật Giáo đang ở nhà ông nội. Vị tu sĩ không ngớt lời ca ngợi cái thầy dòng khổ hạnh truyền giáo Xitô, tại một ngôi nhà mới lập ở núi Phước Sơn tỉnh Quảng Trị. Sự tìm hiểu của tôi về đời sống của họ đưa tôi đến sự khâm phục, và cuối cùng dẫn tôi đến quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Trung tuần tháng 5/1928, cậu Bửu Dưỡng lên đường ra Quảng Trị, tìm lên núi Phước Sơn, xin học Giáo lý để nhập bí Tích Rửa tội và xin nhập Dòng Xitô. Linh mục Bề trên là Henri Denis (Cố Thuận) trực tiếp dạy Giáo lý. Lễ Rửa tội được tổ chức trọng thể vào ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời

15/08/1928. Có sự hiện diện của Cụ Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài…Sau lễ Rửa tội, Bề trên Dòng cử hành nghi thức mặc áo Thỉnh sinh để tân tòng BONIFACIUS nhập Dòng Xitô với Tên Theophane, mà chỉnh Thầy Bửu Dưỡng dịch là Thiên Phong. Đây là tên thánh của linh mục truyền giáo người Pháp Theophane Venard bị xử trảm ngày 02/02/1961 thời Vua Minh Mạng.

Sau năm ở tập viện Xitô Phước Sơn, tu sinh Bửu Dưỡng vì đau bao tử, tê thấp, lại bị mụt nhọt ở thân, Cha Bề trên cho về nhà nghỉ dưỡng bệnh nhà ở Huế sau thời gian này, Thầy Bửu Dưỡng xin nhập Dòng Chúa Cứu Thế nhưng không thành…Thầy dịch sách Tôma Aquinô, Thầy mê triết, Thần học của vị tiến sĩ Dòng Đaminh, có ý muốn theo chân Tôma Aquinô nghiên cứu truyền giáo, nên Cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế giới thiệu chuyển hướng sang Dòng Đaminh Hà Nội. Được chấp nhận để thử thách một thời gian. Thầy Bửu Dưỡng cảm thấy mình đi đúng hướng, và được gửi đi du học Pháp ở Dòng Đaminh chi nhánh Lyon. Ngày 02/04/1936 tu sinh Bửu Dưỡng là người đầu tiên của tỉnh Dòng Đaminh Lyon được tuyên khẩn dòng. Mặc dù mụt nhọt ở chân trở nên trầm trọng, Thầy phải chịu giải phẫu cưa một chân, gắn chân giả. Bề trên vẫn nhận phong chức linh mục cho Thầy, vì khả năng trí tuệ đặc biệt của Thầy.

Lễ phong chức được cử hành ngày 02/02/1940. Từ nay linh mục con dòng cháu giống của Vua Chúa Triều Nguyễn thực thi dẫn thân rao giảng Tin Mừng cho đến trọn đời…Sau lễ tạ ơn, Cha đi tìm cái nôi sinh trưởng của Thánh Bổn mạng tử đạo Theophane Venard ở Saini Loup sur Thonet nước

Pháp, dâng lễ tại đất quê hương…và ngỏ lời xin lỗi cộng đoàn Công Giáo nơi đây, vì Vua nước Việt Nam đã hành quyết một vị Thánh trẻ tuổi hiến thân cho Thiên Chúa đến giọt máu cuối cùng. Năm 1945 lấy bằng tiến sỹ Thần học. Năm 1947 hồi hương Việt Nam. Tháng 02 năm 1951 Bề trên Tu viện Đaminh Hà Nội: Phục vụ lập hội Cấp Tế Nam Nhân giúp giáo dân người Nùng, Thái, Tày, Mường tỵ nạn về Hà Nội: 

Cha xứ Du Sinh. Công tác mục vụ và giáo dục: Mở trường dạy nữ công gia chánh, Cô nhi viện, bệnh xá, dạy học Đại học Đà Lạt, Sài Gòn, Huế. 

1964: Về xứ đạo An Hòa-Đức Trọng. 

1970: Về Sài Gòn lập Đại Học Minh Đức. 

1974: Chịu tang cụ thân sinh Ung Trình tạ thế, mặc áo tang như mọi thành viên trong gia đình, với tinh thần tôn trọng nghi lễ phong tục của truyền thống gia đình.

1975: Học viện Đaminh Thủ Đức nghỉ dưỡng tại gia đình Na-gia – ở ngôi nhà Bình Triệu.

1987: Ngày 01/05, sau khi tiếp hơn một giờ với một linh mục, trao đổi về vấn đề Giáo Hội, ngài trở về phòng và chết gục trên bàn giấy.

Cha Bửu Dưỡng là một học Giả Hàn Lâm Của Văn Hóa Việt Nho và của Giáo Hội Việt Nam, đi từ ác cảm đến hiến thân trọn vẹn cho chân lý Tin Mừng của Chúa Giêsu con Thiên Chúa Nhập Thể.

Cha Hoàng Đức Sinh, Bề trên Dòng Đaminh nhánh Lyon ở Việt Nam đã công nhận người là Cha dòng giảng đã sống trọn vẹn đặc sủng của Dòng Đaminh. Một linh mục đã là tác giả các tác phẩm Về Đức Tin, triết lý nhân bản, văn hóa Đông Tây, triết lý nhân sinh, Thần học siêu linh của Tin Mừng Cứu Độ phổ quát cho tất cả nhân loại, mà không mất gốc Á Đông và Việt Nam mang dòng máu con Hồng Cháu Lạc. 

     Trụ Sở Hiệp Hội ngày 25/09/2020.

                                                                                                     

Lm.  Louis Bertrand Cao Đức Thuận, S.S.P.

            Tổng Phụ Trách