Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Phần II: Chứng từ của các bản văn Tân Ước, Sách Khải Huyền

Vũ Văn An

3.5. Sách Khải Huyền

a. Dẫn nhập: một sự thật được mặc khải, chuyên biệt và linh hứng

96. Sự thật được mặc khải, chứa đựng trong thông điệp của Sách Khải Huyền, được gọi là “sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô, mà Thiên Chúa đã giao phó cho Người” (Kh 1:1). Trong bản văn của sách Khải huyền, sự thật được mặc khải này, do Thiên Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu Kitô, dần dần được xác định như một sáng kiến, một dự án sáng tạo và cứu rỗi, phát sinh trong nội thẳm Thiên Chúa, sau đó được thể hiện ở bên ngoài Người, ở bình diện con người. Chính Thiên Chúa, cũng như Chúa Giêsu Kitô, Lời linh hứng của Thiên Chúa, đã can dự vào việc thể hiện dự án này. Chúng ta có thể đặt tên chính xác cho chính đối tượng của dự án sáng tạo và cứu rỗi này: đó là Vương quốc của Thiên Chúa, một vuơng quốc, được Thiên Chúa thai nghén, bao trùm toàn bộ vũ trụ được tạo dựng và triển khai trong lịch sử của con người qua trung gian của Chúa Kitô và của các Kitô hữu, đến độ, nhờ được Lời Chúa Kitô thúc đẩy và mang vác, đã đạt tới đỉnh cao cánh chung của nó trong cảnh tuyệt diệu của Giêrusalem mới (xem Kh 2: 1-22.5).

Việc triển khai Vương quốc Thiên Chúa trong lịch sử được thực hiện một cách biện chứng: có một sự chống đối triệt để, trở thành một cuộc đấu tranh khốc liệt, giữa một mặt, “hệ thống của Chúa Kitô”, hợp nhất Chúa Giêsu Kitô và những người theo Người, và, mặt khác, “hệ thống tà ác trần gian, được Quỷ dữ truyền cảm hứng và thúc đẩy, nhằm mục đích thực hiện một “phản vương quốc”thực sự, chống lại Vương quốc của Thiên Chúa. Cuối cùng, cuộc đấu tranh kết thúc với sự biến mất dứt khoát của tất cả các phe phái xấu xa, và với sự thể hiện đầy đủ Nước Thiên Chúa trong bối cảnh dứt khoát của một “trời mới” và một “đất mới” (Ap 21:1), khi một tiếng nói từ ngai vàng long trọng tuyên bố: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,3-4) . Đó là phần trình bày đẹp nhất về Nước Thiên Chúa đã được thể hiện.

Tuy nhiên, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả sách Khải Huyền nói về con người cụ thể nói chung, và một cách đặc biệt hơn, về những khó khăn khủng khiếp mà các Kitô hữu gặp phải khi đối diện với sự thù địch của “hệ thống trần gian”, thúc đẩy ngài nhấn mạnh đến sự chắc chắn của mình đối với việc thể hiện trọn vẹn Vương quốc Thiên Chúa. Vương quốc này sẽ được hiện thực hóa trên trái đất, trong không gian của con người, với tất cả sự viên mãn đã được nghĩ tới ở bình diện thần thiêng, là bình diện cao nhất.

Do đó, sách đề cập đến Vương quyền của Thiên Chúa, được xem xét, một mặt, theo quan điểm hoàn toàn hoàn cầu, và mặt khác, được thấu hiểu trong việc thể hiện cụ thể của nó. Hai khía cạnh, kết hợp với nhau, cộng thành một bức tranh hấp dẫn và thống nhất về Vương quốc Thiên Chúa và sự ngự đến của nó. Sự thật được mặc khải cách riêng cho sách Khải huyền hệ ở chính điều đó, điều mà bây giờ chúng ta đề cập một cách chi tiết.

b. Sự thật nói chung: Vương quốc của Thiên Chúa được thể hiện bởi một dự án sáng tạo và cứu rỗi

97. Sự xuất hiện đầu tiên của hạn từ “vương quốc” mà chúng ta tìm thấy ở phần đầu của cuốn sách nằm trong bối cảnh được soi sáng: hướng về Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh và Phục sinh, Đấng mà họ tri nhận sự hiện diện, cộng đoàn phụng vụ, trong một động tác biết ơn và đầy cảm xúc, bày tỏ lời cảm tạ về những hồng ân nhận được từ Người: “Với Đấng đã yêu mến chúng ta, Đấng đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người : kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Kh 1:5-6).

Được kết hợp bởi tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, các Kitô hữu nhận ra Người đã lập mình thành thành viên của Vương quốc Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Đó là một vương quốc đang phát triển và đang trở thành, chưa hoàn thành, nhưng đã được thiết lập: giữa Kitô hữu và Chúa Giêsu Kitô có một mối liên kết tương hỗ của tình yêu, hệ quả của một trách nhiệm tư tế của các Kitô hữu, một trách nhiệm làm họ trở thành các người trung gian giữa Thiên Chúa, Chúa Kitô và thực tại con người.

Nhưng trước tuyên bố này của cộng đoàn phụng vụ, chúng ta thấy một việc nhắc đến Vương quốc với ý nghĩa ngược lại: ban phúc lành Chúa Ba Ngôi cho cộng đoàn, Thánh Gioan nói thêm “Từ Chúa Giêsu Kitô, Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian” (Kh 1:5). Bên cạnh Thiên Chúa và Chúa Kitô, xuất hiện một thực tại đối nghịch: “các vua chúa trần gian”, những người sách Khải huyền (xem Kh 6:15; 17:2; 18:3.9; 19:19) coi là các trung tâm quyền lực đặc trưng của “hệ thống trần thế”, đối nghịch với Vương quốc Thiên Chúa. Giữa các Kitô hữu, những người vốn đã thuộc về Vương quốc Thiên Chúa và chống lại sự ác, có một sự đối nghịch sẽ dẫn họ đến việc chia sẻ và đồng hành, trong tư cách các linh mục, cuộc chiến vinh thắng của Chúa Kitô-Chiên Con (x. Kh 5:6-10).

Sự phát triển của Vương quốc Thiên Chúa trong lịch sử thực sự là trách nhiệm của Chúa Kitô Chiên Con. Được trình bày trang trọng như ” Chiên Con ” – một thuật ngữ xuất phát từ Tin Mừng thứ tư (xem Ga 1:29.36) -, Người liên kết vào khả năng “xóa bỏ tội trần gian” (xem Ga 1:29), sức mạnh cho phép đánh bại và tiêu diệt sự ác do Ma Quỷ thực hiện, và một cách tích cực hơn, ý muốn chia sẻ với mọi người muốn thuộc về Người Chúa Thánh Thần, Đấng mà Người vốn mang theo (xem Kh 5:6). Chúa Cha đã long trọng trao phó cho Người toàn bộ dự án sáng tạo và cứu độ của Vương quốc (x. Kh 5: 7). Người sẽ là người hướng dẫn cho tất cả những ai mà Người đã lập thành các thành viên của Vương quốc, và là những người đã trở thành các linh mục trung gian. Cường độ của tình yêu kết hợp Chúa Giêsu Kitô và các Kitô hữu gắn bó với Người trong việc xuất hiện triều đại của Người, đang phát triển và gia tăng bao lâu sự hợp tác của họ được thực hiện.

Tác giả sách Khải huyền tìm cách làm nổi bật cường độ và phẩm chất của tình yêu này, bằng cách so sánh nó với trải nghiệm nhân bản về tình yêu của hai người đã đính hôn. Do đó, qua Chúa Giêsu Kitô, giữa những người tham gia Vương quốc của Người, một mối quan hệ hỗ tương được thiết lập đầy tính tươi mát, triệt để, mạnh mẽ và dịu dàng của một “mối tình đầu” Kh 2:4-5), một tình yêu “Nhiệt thành” (Kh 3:19). Chúa Giêsu Kitô đòi hỏi tình yêu này một cách tuyệt đối (xem Kh 2,4-5). Do đó, người ta hiểu rằng Vương quốc của Thiên Chúa mà Người được mời gọi xây dựng sẽ phải là một vương quốc của tình yêu.

Sức mạnh của tình yêu kết hợp Chúa Giêsu và các người thuộc về Người phát triển như một hệ quả của việc họ can dự vào việc chiến thắng sự ác, và trong việc thiết lập điều tốt, một can dự tìm kiếm hiệu năng lớn nhất, cho phép các Kitô hữu, trong tình yêu họ chia sẻ với Chúa Giêsu Kitô, từ hứa hôn bước qua hôn nhân. Chuyển cuộc xung đột giữa “hệ thống của Chúa Kitô” và “hệ thống của trần gian” từ bình diện hiện tại sang bình diện hoàn thành sau cùng của nó, tác giả thoáng thấy, một cách hết sức vui mừng, việc thể hiện đầy đủ của Vương quốc Thiên Chúa và nhận ra tiếng nói từ trời nói với ngài rằng: “Bây giờ đây là ơn cứu rỗi, quyền năng và triều đại của Thiên Chúa chúng ta, đây là quyền năng của Đấng Kitô của Người! “( Kh 12:10). Mặc dù mạnh mẽ cảnh báo về áp lực tàn bạo của sự ác – và nói minh nhiên về nó – sách Khải huyền nhấn mạnh vào vấn đề tích cực này của lịch sử. Ý nghĩ về việc Vương quyền của Thiên Chúa đã được thể hiện làm mê lòng tác giả, nên ở một trong những bài tụng ca đẹp đẽ nhất của mình (Kh 19:1-9), tác giả thốt lên một cách phấn khởi: “Halêluia! Đức Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng đã lên ngôi hiển trị. Nào ta hãy vui mừng hoan hỷ dâng Chúa lời tôn vinh, vì nay đã tới ngày cử hành hôn lễ Con Chiên, và Hiền Thê của Người đã trang điểm sẵn sàng, nàng đã được mặc áo vải gai sáng chói và tinh tuyền” (Kh 19: 6-8). Nhờ “những hành động chính đáng” thực hiện trong khung cảnh hợp tác của họ với Chúa Kitô, các Kitô hữu được mô tả như vị hôn thê tự chế tác trang phục cưới của mình. “Đám cưới của Chiên Con” sẽ được thể hiện khi, trong sức mạnh của sự cam kết chung giữa Chúa Kitô và những ai thuộc về Người, mọi sự ác trên thế giới sẽ bị tiêu diệt, và tất cả những ai làm điều ác sẽ bị tiêu diệt. Lúc đó, sự cam kết của Chúa Giêsu Kitô và của những kẻ thuộc về Người đã được truyền đạt đến mọi người sự mới mẻ của Chúa Kitô. Và các Kitô hữu, nhờ được Thiên Chúa chuẩn bị, sẽ yêu mến Chúa Giêsu Kitô như Chúa Giêsu Kitô đã yêu và đang yêu mến họ. “Vị hôn thê” sẽ trở thành “cô dâu”.

Đó là điều kỳ diệu của Giêrusalem mới, của triều đại Thiên Chúa từ nay đã được thể hiện. Không còn tham gia vào việc chuẩn bị để Nước Thiên Chúa xuất hiện nữa, các Kitô hữu sẽ tham gia đầy đủ vào việc xuất hiện này và sẽ vui hưởng nó trong tính toàn bộ của nó. Điều này được phát biểu trong phần kết luận tuyệt vời của sách (xem Kh 22:1-5). Trên quảng trường trung tâm của Giêrusalem mới là ngai vàng độc nhất, đó là “ngai vàng của Thiên Chúa và của Chiên Con” (Kh 22:1c). Từ ngai vàng tuôn ra “một dòng sông sáng chói như pha lê” (Kh 22:1ab), biểu tượng của Chúa Thánh Thần. Dòng sông chảy, tạo ra và phát triển “cây sự sống” (Kh 22:2c), không còn như một cây đơn độc (xem Kh 2:7 và St 2:9; 3:22.24), nhưng “giữa hai nhánh của dòng sông “( Kh 22:2b) như một khu rừng sự sống. Vì có sự can dự chung của Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, người ta có thể dám sử dụng kiểu nói “sự tràn ngập ba ngôi” – “sự tràn ngập ba ngôi” của sự sống và tình yêu đến vô cùng, tràn đến con người. Và con người, hạnh phúc vì được thuộc về Vương quốc cách trọn vẹn, và do đó, có thể yêu thương không giới hạn, sẽ không còn “cần đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời”( Kh 22:5). Do đó dự án lớn về Vương quốc Thiên Chúa đã được trình bày như thế.

c. Đào sâu sự thật như một toàn bộ, qua trung gian những gì “đúng sự thật” (véridique)

98. Sự thật được sách Khải huyền mặc khải – liên quan đến Triều đại Thiên Chúa – được tái duyệt và đào sâu mỗi lần xuất hiện hạn từ “đúng sự thật – alèthinos của Hy ngữ”. Những lần xuất hiện này liên hệ đến sự thật được mặc khải về Triều đại Thiên Chúa, minh họa và nhấn mạnh sự gắn bó vốn hiện hữu giữa dự án được coi là “từ bên trong” của chính Thiên Chúa, trong nội thẳm thần thiêng, và việc thể hiện nó “ở bên ngoài” Thiên Chúa, trong lịch sử cụ thể của con người. Chính ở đây, niềm hy vọng của con người được phát sinh. Bất chấp áp lực của sự ác, “Triều đại của Thiên Chúa chúng ta” và “quyền năng của Đấng Kitô của Người” (Kh 12:10), thay vì tạo ra một giấc mơ dần tan, sẽ xuất hiện trong thực tại theo nghĩa hẹp của nó.

Đặc tính “đúng sự thực” của Thiên Chúa Cha

Lần đầu tiên trong bốn lần xuất hiện nối kết tĩnh từ ” đúng sự thực” vào Thiên Chúa Cha liên quan đến Người một cách đích danh. Các vị tử đạo, từ nay được tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa, nhận thấy sự hiện diện dai dẳng của sự ác trên thế giới, nên đã ngỏ với Thiên Chúa một lời cầu trọng yếu, đầy cảm xúc, lớn tiếng kêu lên rằng: “Lạy Chúa chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải đền nợ máu chúng con” (Kh 6:10-11). Các vị tử đạo, nhìn thẳng vào mặt Thiên Chúa, nhận thấy nơi Người sự toàn năng tuyệt đối khiến Người trở thành “tối cao” của mọi loài; họ thấy Thiên Chúa “thánh thiện”, và như vậy, hoàn toàn chống lại sự ác, dẫn một cách không thể cưỡng lại đến việc loại bỏ nó; họ thấy Thiên Chúa “chân thật”, với sự gắn bó tuyệt đối giữa tất cả những gì Người là trong chính Người và hành động của Người trong lịch sử, và, vì bối rối, họ hỏi cho đến bao giờ hành động của Người sẽ diễn ra. Thiên Chúa đáp lại bằng cách trấn an họ: chiến thắng của Người trước sự ác nhất định sẽ xảy ra, nhưng sẽ được thể hiện dần dần, theo kế hoạch của Người. Trong khi chờ đợi, các vị tử đạo được hưởng lợi ngay lập tức nhờ việc tham gia trực tiếp vào sự phục sinh của Chúa Kitô, được tượng trưng bởi chiếc “áo trắng” (Kh 6:11), được trao cho họ.

Điều chúng ta vừa thấy được xác nhận và làm cho minh nhiên bởi sự kiện này: tĩnh từ “đúng sự thật” được nối kết với các hành động cụ thể qua đó Thiên Chúa theo đuổi dự án của Người trong lịch sử. Đây có ý nói đến những “con đường” (Kh 15:3) và cả “những phán quyết” (xem Kh 16:7; 19:2), là những điều, khi đặt trong mối tương quan với Thiên Chúa và số phận con người, với điều kiện chúng “đúng sự thật”, bảo đảm sự gắn bó nhất quán giữa Thiên Chúa trong chính Người và toàn bộ hành động của Người.

Đặc tính “đúng sự thật” của Chúa Giêsu

99. Liên quan đến hồng ân của Chúa Giêsu Kitô dành cho loài người, vốn là đặc tính của dự án Vương quốc Thiên Chúa, thuật ngữ ” đúng sự thật / chân thật” được sử dụng ba lần (Kh 3:14; 19:9), cho phép một sự thấu hiểu rõ hơn về những gì là chính Vương quốc, và việc nó sẽ đến.

Lần đầu tiên trong số những lần xẩy ra này định nghĩa Chúa Giêsu như “Đấng Thánh, Đấng chân thật – alèthinos” (Kh 3:7), như thế đặt Người ngang hàng với Chúa Cha, Đấng mà các vị tử đạo đã kêu cầu: ” Chúa chí thánh và chân thật” (Kh 6:10). Là một “Đấng thánh”, Chúa Giêsu, giống như Chúa Cha, có sự viên mãn của thiên tính. Khi Chúa Cha và Chúa Giêsu đi vào lịch sử của con người, cả hai đều đáng được gọi bằng tước hiệu “chân thật”, theo nghĩa, như đã được đề cập ở trên, một sự tương ứng hoàn hảo giữa thiên tính của các vị và sự can dự của các vị vào lịch sử. Theo dự án thần thiêng vĩ đại, các mối liên hệ của các vị với con người không thể bị coi như thuộc về trình độ “thấp hơn”.

Hướng mắt nhìn lên Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã dấn thân cho con người, một khía cạnh khác trong sự hiện diện cụ thể của Người trong lịch sử có thể được đưa ra ánh sáng: đó là chứng từ của Chúa Cha mà Người là người mang theo. Trong tư cách “Lời hằng sống”, Người thấy Chúa Cha trực tiếp trong chiều kích vô tận của Người, như “Lời nhập thể”, Người liên hệ hữu hiệu với con người, Người thấu hiểu con người đến ngọn ngành. Chứng từ của Người có thể mang sự giàu có vô hạn của Chúa Cha, Đấng mà Người nhìn thấy, tới gần con người, bất kể họ là ai và bất cứ họ ở nơi nào. Tự xác định Người như “nhân chứng trung thành và chân thật” (Kh 3:14), Người nhấn mạnh việc chứng từ “trung thành” của Người hoàn toàn tương ứng với sự giàu có vô hạn của Chúa Cha, đồng thời duy trì sự tiếp xúc sống động với con người. Ngoài ra, tĩnh từ ” đúng sự thật / chân thật” tìm cách chứng tỏ, qua chứng từ của Người, Chúa Giêsu đã cam kết ra sao sự viên mãn của thiên tính và nhân tính của Người. Sự phong phú vô hạn của Chúa Cha, do đó, đã được mặc khải cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, mang lại xương thịt và độ dày cho sự thật mặc khải liên quan đến dự án của Nước Trời. Mặc khải là một hồng ân.

Trong bối cảnh sóng gió đang đối đầu với Chúa Giêsu và những người dấn thân bước theo Người, đối đầu với hệ thống trần gian, họ tìm cách tận diệt sự ác và vun trồng sự thiện, Chúa Kitô được tuyên xưng là Đấng “Trung thành và chân thật” (Kh 19:11), có ý nói đến lòng trung thành của Người đối với dự án của Chúa Cha và với việc cam kết toàn bộ thiên tính và nhân tính của Người, để dẫn nó tới điều thiện. Một số khía cạnh của “sự thật” vốn là đặc trưng của Chúa Kitô này được chỉ ra và nhấn mạnh: nó được liên kết với một tình yêu nồng cháy dành cho Chúa Cha và cho con người (“Mắt Người như ngọn lửa hồng- Kh 19:12). Chúa Kitô hiến mạng sống của Người để hoàn thành sứ mệnh của Người (Người mặc một áo choàng “đẫm máu” – Kh 19:13a); Tên Người sẽ mãi không ai biết và từ đầu sẽ mãi là một bí mật của Người (xem Kh 19:12c). Nhưng khi, bằng lời Người nói ra (“thanh gươm sắc bén” – Kh 19:15), Người sẽ khắc sâu vào tất cả những ai tiếp nhận Người một dấu ấn của chính Người, tên của Người sẽ được nhận biết và Người sẽ được gọi công khai là “Lời Thiên Chúa” (Kh 19:13b). “Lời Thiên Chúa” tuyệt hảo này, mà Chúa Giêsu vốn mang trong mình Người, đang sống và trùng hợp với Người trong tư cách Ngôi Lời Nhập Thể (x. Ga 1:1.14), được truyền tải bằng lời của Người ngỏ cùng con người; Lời này sẽ được “in” vào tất cả những ai chào đón Người, ban cho họ sự mới lạ Kitô học của Người. Cuối cùng, mọi sự sẽ được đồng hình đồng dạng với Người, Lời được ban cho.

Những lời đúng sự thật được linh hứng và gây linh hứng

Lần đầu trong ba lần xuất hiện chữ alèthinos, chỉ các lời nói (Kh 19:9), Thiên thần giải thích, tức vị đi theo Thánh Gioan, đã thốt lên những lời sau đây: “Đó là những lời nói chân thật của Thiên Chúa”. Những lời được linh hứng mà chúng ta gặp trong Khải Huyền, từ đầu, đồng thời cũng là những lời của chính Thiên Chúa. Chúng được truyền qua Chúa Giêsu Kitô, Lời hằng sống của Thiên Chúa. Từ Chúa Giêsu Kitô và qua trung gian Thánh Thần của Người, chúng được truyền lan tới con người và tiếp nối với họ. Chúng được cho là “đúng sự thật” bởi vì chúng có thể mang đến cho con người biết chào đón chúng tất cả sự giàu có của Chúa Kitô và của Thiên Chúa, một sự giầu có chúng vốn mang theo.

Lần xuất hiện thứ hai có một công thức văn chương phức tạp hơn. Ở đấy, lần lượt có sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa, sự lặp lại diễn từ của Thiên thần giải thích, và, một lần nữa, sự can thiệp của Thiên Chúa để kết luận: “Đấng ngự trên ngai phán : ‘Này đây Ta đổi mới mọi sự’. Rồi (thiên thần giải thích) nói : ‘Ngươi hãy viết: vì đây là những lời đáng tin cậy và chân thật’. Rồi (Thiên Chúa ngự trên ngai) phán với tôi : ‘Xong cả rồi ! Ta là Anpha và Ômêga, là Khởi Nguyên và Tận Cùng…” (Kh 21:5-6). Lời tuyên bố long trọng của Thiên Chúa, Đấng được trình bày đang ngự trên ngai vàng có thể được hiểu như nguyên lý quyết định mọi cuộc triển khai sự thật mặc khải, mọi diễn trình xuất hiện của Vương quốc. Lời tuyên bố này cho thấy ý định làm cho nó sinh động: nó muốn in trong mọi vật, bắt đầu từ con người, sự mới mẻ của Chúa Kitô. Sự lặp lại diễn từ mà thiên thần giải thích ngỏ cùng Thánh Gioan đã nhấn mạnh giá trị của nó, nó sẽ trở thành cố định bằng cách được viết ra: tất cả “những lời này” của Thiên Chúa (xem Kh 19:9), bắt đầu từ những lời cuối cùng được phát âm “đáng tin cậy”. Chúng tương ứng cách thỏa đáng với ý định của Thiên Chúa, Đấng có ý định dành chúng cho con người, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô. Nhờ có một nội dung hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của Thiên Chúa và các khát vọng của con người, chúng được công bố là “đúng sự thật”, mang theo chúng tất cả “sự mới mẻ” của Chúa Kitô và có thể truyền đạt sự mới mẻ này.

Nhờ đạt được mục đích cánh chung của chúng, các Lời của Thiên Chúa được trình bày trong sách Khải Huyền có thể được coi đã “hoàn tất”. Sự kiện này được khẳng định một cách long trọng bởi Thiên Chúa, Đấng rất gần gũi với lịch sử loài người đến nỗi trên thực tế “trùng hợp” với sự khởi đầu, cũng như kết thúc của nó. Vào lúc khởi đầu thời gian trôi qua giữa “alpha” và “omega”, tức “khởi đầu” và “hoàn tất”, là những lời của Thiên Chúa được triển khai: nội dung Kitô học của chúng dần dần tỏa sáng một cách năng động. Và qua trung gian những lời “đang trong diễn trình trở thành” này, Thiên Chúa làm mới mọi sự.

Lần xuất hiện thứ ba của alèthinos, lên đặc điểm cho các lời linh hứng, nằm ở trang cuối của cuốn sách. Một lần nữa, Thiên thần giải thích tuyên bố với cộng đoàn phụng vụ đang lắng nghe ngài rằng: “Những lời này đáng được tin cậy và chân thật” (Kh 22:6). Ở đây, thêm vào ý nghĩa hàng đầu của sự tương ứng hoàn toàn của chúng với ý định của Thiên Chúa và cam kết tuyệt đối về phần Thiên Chúa, đặt thiên tính của chính Người để phục vụ con người, qua trung gian Chúa Kitô, là việc nhắc đến cuốn sách vừa được đọc cho cộng đoàn. Những lời được linh hứng, nếu được chào đón một cách phải lẽ, sẽ trở thành nguồn linh hứng cho người chào đón chúng, bằng cách “cấy trồng” Chúa Kitô – sự mới mẻ đổi mới – sự mới mẻ chúng hằng mang theo.

Như thế, vòng tròn đã đóng lại. Bắt đầu từ Thiên Chúa Cha, mọi thứ truyền đến Chúa Giêsu Kitô, Lời hằng sống của Chúa Cha. Chúa Giêsu Kitô, Lời sống, là một từ được gửi và cho: đó là nói một từ mà từ chính nó như là nội dung, kết hợp với con người để cấy ghép sự mới lạ của riêng họ. Khởi đi từ bình diện Kitô học được hình thành và phát triển nơi con người này, dẫn họ đến một sự hiệp nhất nhất định sẽ diễn ra với Chúa Giêsu Kitô, Lời sống, Chúa Cha trên trời, đến lượt Người, sẽ nối kết trở lại.

http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-09-27

Vũ Văn An

3.5. Sách Khải Huyền

a. Dẫn nhập: một sự thật được mặc khải, chuyên biệt và linh hứng

96. Sự thật được mặc khải, chứa đựng trong thông điệp của Sách Khải Huyền, được gọi là “sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô, mà Thiên Chúa đã giao phó cho Người” (Kh 1:1). Trong bản văn của sách Khải huyền, sự thật được mặc khải này, do Thiên Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu Kitô, dần dần được xác định như một sáng kiến, một dự án sáng tạo và cứu rỗi, phát sinh trong nội thẳm Thiên Chúa, sau đó được thể hiện ở bên ngoài Người, ở bình diện con người. Chính Thiên Chúa, cũng như Chúa Giêsu Kitô, Lời linh hứng của Thiên Chúa, đã can dự vào việc thể hiện dự án này. Chúng ta có thể đặt tên chính xác cho chính đối tượng của dự án sáng tạo và cứu rỗi này: đó là Vương quốc của Thiên Chúa, một vuơng quốc, được Thiên Chúa thai nghén, bao trùm toàn bộ vũ trụ được tạo dựng và triển khai trong lịch sử của con người qua trung gian của Chúa Kitô và của các Kitô hữu, đến độ, nhờ được Lời Chúa Kitô thúc đẩy và mang vác, đã đạt tới đỉnh cao cánh chung của nó trong cảnh tuyệt diệu của Giêrusalem mới (xem Kh 2: 1-22.5).

Việc triển khai Vương quốc Thiên Chúa trong lịch sử được thực hiện một cách biện chứng: có một sự chống đối triệt để, trở thành một cuộc đấu tranh khốc liệt, giữa một mặt, “hệ thống của Chúa Kitô”, hợp nhất Chúa Giêsu Kitô và những người theo Người, và, mặt khác, “hệ thống tà ác trần gian, được Quỷ dữ truyền cảm hứng và thúc đẩy, nhằm mục đích thực hiện một “phản vương quốc”thực sự, chống lại Vương quốc của Thiên Chúa. Cuối cùng, cuộc đấu tranh kết thúc với sự biến mất dứt khoát của tất cả các phe phái xấu xa, và với sự thể hiện đầy đủ Nước Thiên Chúa trong bối cảnh dứt khoát của một “trời mới” và một “đất mới” (Ap 21:1), khi một tiếng nói từ ngai vàng long trọng tuyên bố: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,3-4) . Đó là phần trình bày đẹp nhất về Nước Thiên Chúa đã được thể hiện.

Tuy nhiên, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả sách Khải Huyền nói về con người cụ thể nói chung, và một cách đặc biệt hơn, về những khó khăn khủng khiếp mà các Kitô hữu gặp phải khi đối diện với sự thù địch của “hệ thống trần gian”, thúc đẩy ngài nhấn mạnh đến sự chắc chắn của mình đối với việc thể hiện trọn vẹn Vương quốc Thiên Chúa. Vương quốc này sẽ được hiện thực hóa trên trái đất, trong không gian của con người, với tất cả sự viên mãn đã được nghĩ tới ở bình diện thần thiêng, là bình diện cao nhất.

Do đó, sách đề cập đến Vương quyền của Thiên Chúa, được xem xét, một mặt, theo quan điểm hoàn toàn hoàn cầu, và mặt khác, được thấu hiểu trong việc thể hiện cụ thể của nó. Hai khía cạnh, kết hợp với nhau, cộng thành một bức tranh hấp dẫn và thống nhất về Vương quốc Thiên Chúa và sự ngự đến của nó. Sự thật được mặc khải cách riêng cho sách Khải huyền hệ ở chính điều đó, điều mà bây giờ chúng ta đề cập một cách chi tiết.

b. Sự thật nói chung: Vương quốc của Thiên Chúa được thể hiện bởi một dự án sáng tạo và cứu rỗi

97. Sự xuất hiện đầu tiên của hạn từ “vương quốc” mà chúng ta tìm thấy ở phần đầu của cuốn sách nằm trong bối cảnh được soi sáng: hướng về Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh và Phục sinh, Đấng mà họ tri nhận sự hiện diện, cộng đoàn phụng vụ, trong một động tác biết ơn và đầy cảm xúc, bày tỏ lời cảm tạ về những hồng ân nhận được từ Người: “Với Đấng đã yêu mến chúng ta, Đấng đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người : kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Kh 1:5-6).

Được kết hợp bởi tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, các Kitô hữu nhận ra Người đã lập mình thành thành viên của Vương quốc Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Đó là một vương quốc đang phát triển và đang trở thành, chưa hoàn thành, nhưng đã được thiết lập: giữa Kitô hữu và Chúa Giêsu Kitô có một mối liên kết tương hỗ của tình yêu, hệ quả của một trách nhiệm tư tế của các Kitô hữu, một trách nhiệm làm họ trở thành các người trung gian giữa Thiên Chúa, Chúa Kitô và thực tại con người.

Nhưng trước tuyên bố này của cộng đoàn phụng vụ, chúng ta thấy một việc nhắc đến Vương quốc với ý nghĩa ngược lại: ban phúc lành Chúa Ba Ngôi cho cộng đoàn, Thánh Gioan nói thêm “Từ Chúa Giêsu Kitô, Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian” (Kh 1:5). Bên cạnh Thiên Chúa và Chúa Kitô, xuất hiện một thực tại đối nghịch: “các vua chúa trần gian”, những người sách Khải huyền (xem Kh 6:15; 17:2; 18:3.9; 19:19) coi là các trung tâm quyền lực đặc trưng của “hệ thống trần thế”, đối nghịch với Vương quốc Thiên Chúa. Giữa các Kitô hữu, những người vốn đã thuộc về Vương quốc Thiên Chúa và chống lại sự ác, có một sự đối nghịch sẽ dẫn họ đến việc chia sẻ và đồng hành, trong tư cách các linh mục, cuộc chiến vinh thắng của Chúa Kitô-Chiên Con (x. Kh 5:6-10).

Sự phát triển của Vương quốc Thiên Chúa trong lịch sử thực sự là trách nhiệm của Chúa Kitô Chiên Con. Được trình bày trang trọng như ” Chiên Con ” – một thuật ngữ xuất phát từ Tin Mừng thứ tư (xem Ga 1:29.36) -, Người liên kết vào khả năng “xóa bỏ tội trần gian” (xem Ga 1:29), sức mạnh cho phép đánh bại và tiêu diệt sự ác do Ma Quỷ thực hiện, và một cách tích cực hơn, ý muốn chia sẻ với mọi người muốn thuộc về Người Chúa Thánh Thần, Đấng mà Người vốn mang theo (xem Kh 5:6). Chúa Cha đã long trọng trao phó cho Người toàn bộ dự án sáng tạo và cứu độ của Vương quốc (x. Kh 5: 7). Người sẽ là người hướng dẫn cho tất cả những ai mà Người đã lập thành các thành viên của Vương quốc, và là những người đã trở thành các linh mục trung gian. Cường độ của tình yêu kết hợp Chúa Giêsu Kitô và các Kitô hữu gắn bó với Người trong việc xuất hiện triều đại của Người, đang phát triển và gia tăng bao lâu sự hợp tác của họ được thực hiện.

Tác giả sách Khải huyền tìm cách làm nổi bật cường độ và phẩm chất của tình yêu này, bằng cách so sánh nó với trải nghiệm nhân bản về tình yêu của hai người đã đính hôn. Do đó, qua Chúa Giêsu Kitô, giữa những người tham gia Vương quốc của Người, một mối quan hệ hỗ tương được thiết lập đầy tính tươi mát, triệt để, mạnh mẽ và dịu dàng của một “mối tình đầu” Kh 2:4-5), một tình yêu “Nhiệt thành” (Kh 3:19). Chúa Giêsu Kitô đòi hỏi tình yêu này một cách tuyệt đối (xem Kh 2,4-5). Do đó, người ta hiểu rằng Vương quốc của Thiên Chúa mà Người được mời gọi xây dựng sẽ phải là một vương quốc của tình yêu.

Sức mạnh của tình yêu kết hợp Chúa Giêsu và các người thuộc về Người phát triển như một hệ quả của việc họ can dự vào việc chiến thắng sự ác, và trong việc thiết lập điều tốt, một can dự tìm kiếm hiệu năng lớn nhất, cho phép các Kitô hữu, trong tình yêu họ chia sẻ với Chúa Giêsu Kitô, từ hứa hôn bước qua hôn nhân. Chuyển cuộc xung đột giữa “hệ thống của Chúa Kitô” và “hệ thống của trần gian” từ bình diện hiện tại sang bình diện hoàn thành sau cùng của nó, tác giả thoáng thấy, một cách hết sức vui mừng, việc thể hiện đầy đủ của Vương quốc Thiên Chúa và nhận ra tiếng nói từ trời nói với ngài rằng: “Bây giờ đây là ơn cứu rỗi, quyền năng và triều đại của Thiên Chúa chúng ta, đây là quyền năng của Đấng Kitô của Người! “( Kh 12:10). Mặc dù mạnh mẽ cảnh báo về áp lực tàn bạo của sự ác – và nói minh nhiên về nó – sách Khải huyền nhấn mạnh vào vấn đề tích cực này của lịch sử. Ý nghĩ về việc Vương quyền của Thiên Chúa đã được thể hiện làm mê lòng tác giả, nên ở một trong những bài tụng ca đẹp đẽ nhất của mình (Kh 19:1-9), tác giả thốt lên một cách phấn khởi: “Halêluia! Đức Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng đã lên ngôi hiển trị. Nào ta hãy vui mừng hoan hỷ dâng Chúa lời tôn vinh, vì nay đã tới ngày cử hành hôn lễ Con Chiên, và Hiền Thê của Người đã trang điểm sẵn sàng, nàng đã được mặc áo vải gai sáng chói và tinh tuyền” (Kh 19: 6-8). Nhờ “những hành động chính đáng” thực hiện trong khung cảnh hợp tác của họ với Chúa Kitô, các Kitô hữu được mô tả như vị hôn thê tự chế tác trang phục cưới của mình. “Đám cưới của Chiên Con” sẽ được thể hiện khi, trong sức mạnh của sự cam kết chung giữa Chúa Kitô và những ai thuộc về Người, mọi sự ác trên thế giới sẽ bị tiêu diệt, và tất cả những ai làm điều ác sẽ bị tiêu diệt. Lúc đó, sự cam kết của Chúa Giêsu Kitô và của những kẻ thuộc về Người đã được truyền đạt đến mọi người sự mới mẻ của Chúa Kitô. Và các Kitô hữu, nhờ được Thiên Chúa chuẩn bị, sẽ yêu mến Chúa Giêsu Kitô như Chúa Giêsu Kitô đã yêu và đang yêu mến họ. “Vị hôn thê” sẽ trở thành “cô dâu”.

Đó là điều kỳ diệu của Giêrusalem mới, của triều đại Thiên Chúa từ nay đã được thể hiện. Không còn tham gia vào việc chuẩn bị để Nước Thiên Chúa xuất hiện nữa, các Kitô hữu sẽ tham gia đầy đủ vào việc xuất hiện này và sẽ vui hưởng nó trong tính toàn bộ của nó. Điều này được phát biểu trong phần kết luận tuyệt vời của sách (xem Kh 22:1-5). Trên quảng trường trung tâm của Giêrusalem mới là ngai vàng độc nhất, đó là “ngai vàng của Thiên Chúa và của Chiên Con” (Kh 22:1c). Từ ngai vàng tuôn ra “một dòng sông sáng chói như pha lê” (Kh 22:1ab), biểu tượng của Chúa Thánh Thần. Dòng sông chảy, tạo ra và phát triển “cây sự sống” (Kh 22:2c), không còn như một cây đơn độc (xem Kh 2:7 và St 2:9; 3:22.24), nhưng “giữa hai nhánh của dòng sông “( Kh 22:2b) như một khu rừng sự sống. Vì có sự can dự chung của Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, người ta có thể dám sử dụng kiểu nói “sự tràn ngập ba ngôi” – “sự tràn ngập ba ngôi” của sự sống và tình yêu đến vô cùng, tràn đến con người. Và con người, hạnh phúc vì được thuộc về Vương quốc cách trọn vẹn, và do đó, có thể yêu thương không giới hạn, sẽ không còn “cần đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời”( Kh 22:5). Do đó dự án lớn về Vương quốc Thiên Chúa đã được trình bày như thế.

c. Đào sâu sự thật như một toàn bộ, qua trung gian những gì “đúng sự thật” (véridique)

98. Sự thật được sách Khải huyền mặc khải – liên quan đến Triều đại Thiên Chúa – được tái duyệt và đào sâu mỗi lần xuất hiện hạn từ “đúng sự thật – alèthinos của Hy ngữ”. Những lần xuất hiện này liên hệ đến sự thật được mặc khải về Triều đại Thiên Chúa, minh họa và nhấn mạnh sự gắn bó vốn hiện hữu giữa dự án được coi là “từ bên trong” của chính Thiên Chúa, trong nội thẳm thần thiêng, và việc thể hiện nó “ở bên ngoài” Thiên Chúa, trong lịch sử cụ thể của con người. Chính ở đây, niềm hy vọng của con người được phát sinh. Bất chấp áp lực của sự ác, “Triều đại của Thiên Chúa chúng ta” và “quyền năng của Đấng Kitô của Người” (Kh 12:10), thay vì tạo ra một giấc mơ dần tan, sẽ xuất hiện trong thực tại theo nghĩa hẹp của nó.

Đặc tính “đúng sự thực” của Thiên Chúa Cha

Lần đầu tiên trong bốn lần xuất hiện nối kết tĩnh từ ” đúng sự thực” vào Thiên Chúa Cha liên quan đến Người một cách đích danh. Các vị tử đạo, từ nay được tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa, nhận thấy sự hiện diện dai dẳng của sự ác trên thế giới, nên đã ngỏ với Thiên Chúa một lời cầu trọng yếu, đầy cảm xúc, lớn tiếng kêu lên rằng: “Lạy Chúa chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải đền nợ máu chúng con” (Kh 6:10-11). Các vị tử đạo, nhìn thẳng vào mặt Thiên Chúa, nhận thấy nơi Người sự toàn năng tuyệt đối khiến Người trở thành “tối cao” của mọi loài; họ thấy Thiên Chúa “thánh thiện”, và như vậy, hoàn toàn chống lại sự ác, dẫn một cách không thể cưỡng lại đến việc loại bỏ nó; họ thấy Thiên Chúa “chân thật”, với sự gắn bó tuyệt đối giữa tất cả những gì Người là trong chính Người và hành động của Người trong lịch sử, và, vì bối rối, họ hỏi cho đến bao giờ hành động của Người sẽ diễn ra. Thiên Chúa đáp lại bằng cách trấn an họ: chiến thắng của Người trước sự ác nhất định sẽ xảy ra, nhưng sẽ được thể hiện dần dần, theo kế hoạch của Người. Trong khi chờ đợi, các vị tử đạo được hưởng lợi ngay lập tức nhờ việc tham gia trực tiếp vào sự phục sinh của Chúa Kitô, được tượng trưng bởi chiếc “áo trắng” (Kh 6:11), được trao cho họ.

Điều chúng ta vừa thấy được xác nhận và làm cho minh nhiên bởi sự kiện này: tĩnh từ “đúng sự thật” được nối kết với các hành động cụ thể qua đó Thiên Chúa theo đuổi dự án của Người trong lịch sử. Đây có ý nói đến những “con đường” (Kh 15:3) và cả “những phán quyết” (xem Kh 16:7; 19:2), là những điều, khi đặt trong mối tương quan với Thiên Chúa và số phận con người, với điều kiện chúng “đúng sự thật”, bảo đảm sự gắn bó nhất quán giữa Thiên Chúa trong chính Người và toàn bộ hành động của Người.

Đặc tính “đúng sự thật” của Chúa Giêsu

99. Liên quan đến hồng ân của Chúa Giêsu Kitô dành cho loài người, vốn là đặc tính của dự án Vương quốc Thiên Chúa, thuật ngữ ” đúng sự thật / chân thật” được sử dụng ba lần (Kh 3:14; 19:9), cho phép một sự thấu hiểu rõ hơn về những gì là chính Vương quốc, và việc nó sẽ đến.

Lần đầu tiên trong số những lần xẩy ra này định nghĩa Chúa Giêsu như “Đấng Thánh, Đấng chân thật – alèthinos” (Kh 3:7), như thế đặt Người ngang hàng với Chúa Cha, Đấng mà các vị tử đạo đã kêu cầu: ” Chúa chí thánh và chân thật” (Kh 6:10). Là một “Đấng thánh”, Chúa Giêsu, giống như Chúa Cha, có sự viên mãn của thiên tính. Khi Chúa Cha và Chúa Giêsu đi vào lịch sử của con người, cả hai đều đáng được gọi bằng tước hiệu “chân thật”, theo nghĩa, như đã được đề cập ở trên, một sự tương ứng hoàn hảo giữa thiên tính của các vị và sự can dự của các vị vào lịch sử. Theo dự án thần thiêng vĩ đại, các mối liên hệ của các vị với con người không thể bị coi như thuộc về trình độ “thấp hơn”.

Hướng mắt nhìn lên Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã dấn thân cho con người, một khía cạnh khác trong sự hiện diện cụ thể của Người trong lịch sử có thể được đưa ra ánh sáng: đó là chứng từ của Chúa Cha mà Người là người mang theo. Trong tư cách “Lời hằng sống”, Người thấy Chúa Cha trực tiếp trong chiều kích vô tận của Người, như “Lời nhập thể”, Người liên hệ hữu hiệu với con người, Người thấu hiểu con người đến ngọn ngành. Chứng từ của Người có thể mang sự giàu có vô hạn của Chúa Cha, Đấng mà Người nhìn thấy, tới gần con người, bất kể họ là ai và bất cứ họ ở nơi nào. Tự xác định Người như “nhân chứng trung thành và chân thật” (Kh 3:14), Người nhấn mạnh việc chứng từ “trung thành” của Người hoàn toàn tương ứng với sự giàu có vô hạn của Chúa Cha, đồng thời duy trì sự tiếp xúc sống động với con người. Ngoài ra, tĩnh từ ” đúng sự thật / chân thật” tìm cách chứng tỏ, qua chứng từ của Người, Chúa Giêsu đã cam kết ra sao sự viên mãn của thiên tính và nhân tính của Người. Sự phong phú vô hạn của Chúa Cha, do đó, đã được mặc khải cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, mang lại xương thịt và độ dày cho sự thật mặc khải liên quan đến dự án của Nước Trời. Mặc khải là một hồng ân.

Trong bối cảnh sóng gió đang đối đầu với Chúa Giêsu và những người dấn thân bước theo Người, đối đầu với hệ thống trần gian, họ tìm cách tận diệt sự ác và vun trồng sự thiện, Chúa Kitô được tuyên xưng là Đấng “Trung thành và chân thật” (Kh 19:11), có ý nói đến lòng trung thành của Người đối với dự án của Chúa Cha và với việc cam kết toàn bộ thiên tính và nhân tính của Người, để dẫn nó tới điều thiện. Một số khía cạnh của “sự thật” vốn là đặc trưng của Chúa Kitô này được chỉ ra và nhấn mạnh: nó được liên kết với một tình yêu nồng cháy dành cho Chúa Cha và cho con người (“Mắt Người như ngọn lửa hồng- Kh 19:12). Chúa Kitô hiến mạng sống của Người để hoàn thành sứ mệnh của Người (Người mặc một áo choàng “đẫm máu” – Kh 19:13a); Tên Người sẽ mãi không ai biết và từ đầu sẽ mãi là một bí mật của Người (xem Kh 19:12c). Nhưng khi, bằng lời Người nói ra (“thanh gươm sắc bén” – Kh 19:15), Người sẽ khắc sâu vào tất cả những ai tiếp nhận Người một dấu ấn của chính Người, tên của Người sẽ được nhận biết và Người sẽ được gọi công khai là “Lời Thiên Chúa” (Kh 19:13b). “Lời Thiên Chúa” tuyệt hảo này, mà Chúa Giêsu vốn mang trong mình Người, đang sống và trùng hợp với Người trong tư cách Ngôi Lời Nhập Thể (x. Ga 1:1.14), được truyền tải bằng lời của Người ngỏ cùng con người; Lời này sẽ được “in” vào tất cả những ai chào đón Người, ban cho họ sự mới lạ Kitô học của Người. Cuối cùng, mọi sự sẽ được đồng hình đồng dạng với Người, Lời được ban cho.

Những lời đúng sự thật được linh hứng và gây linh hứng

Lần đầu trong ba lần xuất hiện chữ alèthinos, chỉ các lời nói (Kh 19:9), Thiên thần giải thích, tức vị đi theo Thánh Gioan, đã thốt lên những lời sau đây: “Đó là những lời nói chân thật của Thiên Chúa”. Những lời được linh hứng mà chúng ta gặp trong Khải Huyền, từ đầu, đồng thời cũng là những lời của chính Thiên Chúa. Chúng được truyền qua Chúa Giêsu Kitô, Lời hằng sống của Thiên Chúa. Từ Chúa Giêsu Kitô và qua trung gian Thánh Thần của Người, chúng được truyền lan tới con người và tiếp nối với họ. Chúng được cho là “đúng sự thật” bởi vì chúng có thể mang đến cho con người biết chào đón chúng tất cả sự giàu có của Chúa Kitô và của Thiên Chúa, một sự giầu có chúng vốn mang theo.

Lần xuất hiện thứ hai có một công thức văn chương phức tạp hơn. Ở đấy, lần lượt có sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa, sự lặp lại diễn từ của Thiên thần giải thích, và, một lần nữa, sự can thiệp của Thiên Chúa để kết luận: “Đấng ngự trên ngai phán : ‘Này đây Ta đổi mới mọi sự’. Rồi (thiên thần giải thích) nói : ‘Ngươi hãy viết: vì đây là những lời đáng tin cậy và chân thật’. Rồi (Thiên Chúa ngự trên ngai) phán với tôi : ‘Xong cả rồi ! Ta là Anpha và Ômêga, là Khởi Nguyên và Tận Cùng…” (Kh 21:5-6). Lời tuyên bố long trọng của Thiên Chúa, Đấng được trình bày đang ngự trên ngai vàng có thể được hiểu như nguyên lý quyết định mọi cuộc triển khai sự thật mặc khải, mọi diễn trình xuất hiện của Vương quốc. Lời tuyên bố này cho thấy ý định làm cho nó sinh động: nó muốn in trong mọi vật, bắt đầu từ con người, sự mới mẻ của Chúa Kitô. Sự lặp lại diễn từ mà thiên thần giải thích ngỏ cùng Thánh Gioan đã nhấn mạnh giá trị của nó, nó sẽ trở thành cố định bằng cách được viết ra: tất cả “những lời này” của Thiên Chúa (xem Kh 19:9), bắt đầu từ những lời cuối cùng được phát âm “đáng tin cậy”. Chúng tương ứng cách thỏa đáng với ý định của Thiên Chúa, Đấng có ý định dành chúng cho con người, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô. Nhờ có một nội dung hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của Thiên Chúa và các khát vọng của con người, chúng được công bố là “đúng sự thật”, mang theo chúng tất cả “sự mới mẻ” của Chúa Kitô và có thể truyền đạt sự mới mẻ này.

Nhờ đạt được mục đích cánh chung của chúng, các Lời của Thiên Chúa được trình bày trong sách Khải Huyền có thể được coi đã “hoàn tất”. Sự kiện này được khẳng định một cách long trọng bởi Thiên Chúa, Đấng rất gần gũi với lịch sử loài người đến nỗi trên thực tế “trùng hợp” với sự khởi đầu, cũng như kết thúc của nó. Vào lúc khởi đầu thời gian trôi qua giữa “alpha” và “omega”, tức “khởi đầu” và “hoàn tất”, là những lời của Thiên Chúa được triển khai: nội dung Kitô học của chúng dần dần tỏa sáng một cách năng động. Và qua trung gian những lời “đang trong diễn trình trở thành” này, Thiên Chúa làm mới mọi sự.

Lần xuất hiện thứ ba của alèthinos, lên đặc điểm cho các lời linh hứng, nằm ở trang cuối của cuốn sách. Một lần nữa, Thiên thần giải thích tuyên bố với cộng đoàn phụng vụ đang lắng nghe ngài rằng: “Những lời này đáng được tin cậy và chân thật” (Kh 22:6). Ở đây, thêm vào ý nghĩa hàng đầu của sự tương ứng hoàn toàn của chúng với ý định của Thiên Chúa và cam kết tuyệt đối về phần Thiên Chúa, đặt thiên tính của chính Người để phục vụ con người, qua trung gian Chúa Kitô, là việc nhắc đến cuốn sách vừa được đọc cho cộng đoàn. Những lời được linh hứng, nếu được chào đón một cách phải lẽ, sẽ trở thành nguồn linh hứng cho người chào đón chúng, bằng cách “cấy trồng” Chúa Kitô – sự mới mẻ đổi mới – sự mới mẻ chúng hằng mang theo.

Như thế, vòng tròn đã đóng lại. Bắt đầu từ Thiên Chúa Cha, mọi thứ truyền đến Chúa Giêsu Kitô, Lời hằng sống của Chúa Cha. Chúa Giêsu Kitô, Lời sống, là một từ được gửi và cho: đó là nói một từ mà từ chính nó như là nội dung, kết hợp với con người để cấy ghép sự mới lạ của riêng họ. Khởi đi từ bình diện Kitô học được hình thành và phát triển nơi con người này, dẫn họ đến một sự hiệp nhất nhất định sẽ diễn ra với Chúa Giêsu Kitô, Lời sống, Chúa Cha trên trời, đến lượt Người, sẽ nối kết trở lại.

http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-09-27

https://1win-qeydiyyat24.com, https://1xbet-az-casino.com, https://1win-azerbaycanda24.com, https://mostbetsitez.com, https://vulkan-vegas-erfahrung.com, https://1xbetsitez.com, https://vulkan-vegas-spielen.com, https://1win-azerbaijan24.com, https://mostbet-azerbaijan2.com, https://1win-az24.com, https://vulkanvegas-bonus.com, https://1xbet-azerbaycanda24.com, https://1xbetaz777.com, https://mostbetuzonline.com, https://1xbet-azerbaijan2.com, https://1xbet-az-casino2.com, https://pinup-bet-aze.com, https://1xbet-azerbaycanda.com, https://mostbet-uz-24.com, https://mostbet-oynash24.com, https://mostbet-az.xyz, https://1winaz777.com, https://mostbet-az-24.com, https://mostbet-ozbekistonda.com, https://1xbetaz888.com, https://vulkan-vegas-24.com, https://vulkan-vegas-kasino.com, https://mostbet-azerbaycan-24.com, https://most-bet-top.com, https://1xbetaz3.com, https://1xbetkz2.com, https://mostbet-azerbaijan.xyz, https://vulkan-vegas-casino2.com, https://mostbet-qeydiyyat24.com, https://1win-az-777.com, https://mostbet-royxatga-olish24.com, https://mostbetaz2.com, https://mostbetuzbekiston.com, https://1x-bet-top.com, https://mostbettopz.com, https://1win-azerbaijan2.com, https://vulkan-vegas-bonus.com, https://1xbetaz2.com, https://mostbetcasinoz.com, https://pinup-qeydiyyat24.com, https://kingdom-con.com, https://mostbet-kirish777.com, https://pinup-azerbaijan2.com, https://vulkanvegasde2.com, https://vulkan-vegas-888.com, https://mostbetsportuz.com, https://1xbet-az24.com, https://mostbet-azerbaycanda.com, https://mostbet-uzbekistons.com, https://mostbet-azerbaycanda24.com, https://mostbet-azer.xyz, https://mostbetaz777.com, https://pinup-az24.com, https://1xbetcasinoz.com, https://mostbetuztop.com, https://mostbet-az24.com, https://pinup-bet-aze1.com, https://1winaz888.com, https://vulkanvegaskasino.com, https://pinup-azerbaycanda24.com