Các Sách Lịch Sử

Các Sách Lịch Sử

Các sách này được gọi là Ngôn sứ tiền, vì truyền thống gán cho các ngôn sứ Giô-suê (sách Giô-suê), Sa-mu-en (Sa-mu-en: Thủ lãnh), Giê-rê-mi-a (sách Các Vua). Thế nhưng, một khi được gọi là các sách “ngôn sứ đi đầu” điều đó có nghĩa là chúng không phải là sách lịch sử. Chúng không nhằm dựng lại chính xác những biến cố đã xảy ra. Khi khoa khảo cổ chứng minh rằng thành Giêricô trên thực tế đã tan hoang trước khi Giôsuê chiếm, thì điều này cũng chẳng có gì quan trọng. Tác giả không có ý định tường thuật chính xác trận chiếm thành mà chỉ muốn giải nghĩa sự kiện đã xảy ra.
Chúng là những sách ngôn sứ, nghĩa là tác giả đã suy gẫm các truyền thống về những sự việc ấy để tìm hiểu xem những việc ấy mang sứ điệp nào của Thiên Chúa. Tác giả ít quan tâm nói về những sự việc cho bằng quan tâm khám phá xem những sự việc ấy muốn nói gì với chúng ta. Rồi trải qua nhiều thế hệ chúng lại có thể được đọc lại, được suy gẫm, được thuật lại cách khác nữa và do đó lại mang thêm những sứ điệp khác nữa của Thiên Chúa đối với những hoàn cảnh lịch sử mới.

CÁC SÁCH LỊCH SỬ

MỤC LỤC
Chương 1: CÁC SÁCH SỬ
Chương 2: DẪN NHẬP TỔNG QUÁT:
TỪ SÁCH GIÔ-SUÊ ĐẾN SÁCH CÁC VUA
Chương 3: SÁCH GIÔ-SUÊ
Chương 4: SÁCH THỦ LÃNH
Chương 5: SÁCH RUTH
Chương 6: SÁCH 1 VÀ 2 SA-MU-EN
Chương 7: SÁCH 1 VÀ 2 CÁC VUA
Chương 8: 1-2 SỬ BIÊN NIÊN – ESDRA – NEHEMI
Chương 9: TÔ-BI-A – GIU-ĐI-THA – ÉT-TE
Chương 10: SÁCH 1 VÀ 2 MA-CA-BÊ
Phụ lục: TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ CÁC SÁCH LỊCH SỬ
Thư mục thạm khảo

Chương 1:
CÁC SÁCH SỬ

Trước khi bắt đầu học về Các Sách Sử chúng ta nên xem nói qua về quy điển Thánh Kinh để xem cách phân loạn khác nhau giữa quy điển Hip-ri và Hy Lạp về các sách này.
1. QUY ĐIỂN
1.1. Quy điển Thánh Kinh
Từ Quy điển được dịch từ tiếng Hy Lạp: Canon, có nghĩa là thước đo, là cái làm chuẩn mực, cái quy định. Quy điển Thánh Kinh là toàn bộ những cuốn sách được coi là quy định, là chuẩn mực cho đức tin.
Các sách đã được viết và được thu tập lại cho những cộng đoàn đức tin va do những cộng động sống tin. Quy điển Thánh Kinh chỉ có thể có được là nhờ các cộng đồng sống đức tin đã nhìn nhận những cuốn sách này như là sách chuẩn cho đức tin của họ, và họ đã chuyển lại cho chúng ta.
Có hai Quy điển về Cựu Ước: Quy điển Hip-ri và Quy điển Hy lap. Quy điển Hip-ri do các thầy Rabbi Do Thái công nhận vào khoảng những năm 90 sau CN, ở Jamia. Họ chỉ nhìn nhận những sách viết bằng tiếng Hip-ri, gồm 40 cuốn. Quy điển Hy Lạp gồm 46 cuốn (hoặc 47 cuốn, nếu chia sách Ma-ca-be làm 2 cuốn).
Tất cả các sách trong Quy điển Hip-ri điều có trong Quy điển Hy Lạp. Quy điển Hy Lạp bao gồm các sách trong Quy điển Hip-ri và thêm các cuốn: Tobit, Judith, 1 và 2 Maccabe, sách Khôn ngoan Salomon, sách Huấn ca, sách Baruc (và thư Jérimia).
Do Thái giáo chỉ nhìn nhận những cuốn sách viết bằng tiếng Hip-ri, gồm 40 cuốn. Tin lành cách nhìn nhận của Do Thái giáo. Ky tô giáo nhìn nhận thêm 6 cuốn viết bằng tiếng Hy Lạp. Với Công đồng Tren-tô, người công giáo nhìn nhận 6 cuốn sách này cũng là các sách linh hứng như các Sách Thánh khác, và gọi những cuốn sách này là Nhị kinh, nghĩa là Quy điển thứ hai, còn Tin lành gọi đó là Nguy kinh, nghĩa là những cuốn sách được cất dấu.
1.2. Thứ tự các sách trong Quy điển
Thánh Kinh Hip-ri chia làm 3 phần:
–    Luật (Torah), thường được gọi là Ngũ thư. Sách Luật được coi là các sách mặc khải ở mức cao nhất.
–    Các sách Ngôn sứ (Nebiim), được chia làm hai: các Ngôn sứ tiền là các sách mà chúng ta vẫn gọi là các sách sử ; các Ngôn sứ hậu gồm có sách Isaia, Jérémia, Ezékiel và 12 ngôn sứ nhỏ.
–    Các sách (Ketubim).
Người Do Thái lấy ba mẫu tự đầu tên của ba phần này (Torah, Nebiim, Ketubim) ghép lại thánh chữ TaNaK để chỉ về cuốn TK. (Bản dich TOB, là bản dịch đại kết gồm các chuyên giao Công giáo và Tin lành cùng dịch, chọn theo thứ tự các sách trong Quy điển Hip-ri này, và 6 cuốn sách bằng tiếng Hy Lạp mà Công giáo nhìn nhận, thi TOB xếp vào cuối).
Thánh Kinh Hy Lạp chia làm bốn phần:
–    Ngũ Thư
–    Các sách Lịch Sử
–    Các sách Thi phú và các sách Khôn Ngoan (còn gọi là các sách Giáo Huấn)
–    Các sách Ngôn Sứ
Về thứ tự các sách trong Quy điển Hip-ri và Quy điển Hy Lạp, điểm khác biệt chính yếu là ở phần II trong Quy điển Hip-ri: các sách Ngôn sứ. Phần này quy điển Hy Lạp chia làm hai: Sáu cuốn đầu (Yôsua, Thủ lãnh, 1 và 2 Samuel, 1 và 2 Các Vua) đước xếp vào phần Các sách Lịch Sử và Các sách Ngôn sứ. Đồng thời Quy điển Hy Lạp lại đưa phần Ngôn sứ vào cuối Quy điển. Có lẽ thứ tự các trong Quy điển Hy Lạp là do các ky tô hữu (vào khoảng thế kỷ IV sau CN). Vì rằng, khi xếp các sách Ngôn sứ vào cuối phần Cựu Ước, điều đó muốn nói rằng Cựu Ước kết thúc bằng việc loan báo về Tân Ước qua các Ngôn sứ.
Khóa học này bàn đến các Sách Lịch Sử, nghĩa là chúng ta theo quy điển Hy Lạp
Trong Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo, các sách được gọi là Lịch Sử có thể chia làm 4 nhóm:
a)    Giô-suê, Thủ lãnh, Rút, 1 và 2 Sa-mu-en, 1 và 2 Các Vua
b)    1 và 2 Sử biên niên, Ét-ra, Nơ-khe-mi-a
c)    Tô-bi-a và Giu-đi-tha (Đệ Nhị Quy Điển), Ét-te.
d)    1 và 2 Ma-ca-bê (Đệ Nhị Quy Điển)

Chương 2:
DẪN NHẬP TỔNG QUÁT:
TỪ SÁCH GIÔ-SUÊ ĐẾN SÁCH CÁC VUA

  1. Khởi đầu vào Đất Hứa cho đến lưu đày Babylon
    Các sách Giô-suê, Thủ lãnh, Rút, 1 và 2 Sa-mu-en, 1 và 2 các Vua phán ánh lịch sử thánh khởi đầu từ việc chiếm đất hứa và kết thúc với hai biến họa lớn: vương quốc Israel, vương quốc niềm bắc, bị tàn phá và dân chúng bị phát tán vào năm 721; vương quốc Giu-đa, vương quốc niềm nam, bị bình địa và một số người bi lưu đày sang Babylone năm 587.
    2. Các Sách Sử hay Sách Ngôn Sứ Tiền
    Trong nhóm a, ngoài trừ sách Rut, những quyển sách mà chúng ta gọi là “sách lịch sử”: Giô-suê, Thủ lãnh, Sa-mu-en, Các Vua thì người Do Thái gọi là “các ngôn sứ đi đầu”; họ coi đó là những sách ngôn sứ, nghĩa là cùng loại với I-sai-a, Giê-rê-mi-a và các ngôn sứ khác, mà họ gọi là “những ngôn sứ đi sau”.
    Các sách này được gọi là Ngôn sứ tiền, vì truyền thống gán cho các ngôn sứ Giô-suê (sách Giô-suê), Sa-mu-en (Sa-mu-en: Thủ lãnh), Giê-rê-mi-a (sách Các Vua). Thế nhưng, một khi được gọi là các sách “ngôn sứ đi đầu” điều đó có nghĩa là chúng không phải là sách lịch sử. Chúng không nhằm dựng lại chính xác những biến cố đã xảy ra. Khi khoa khảo cổ chứng minh rằng thành Giêricô trên thực tế đã tan hoang trước khi Giôsuê chiếm, thì điều này cũng chẳng có gì quan trọng. Tác giả không có ý định tường thuật chính xác trận chiếm thành mà chỉ muốn giải nghĩa sự kiện đã xảy ra.
    Chúng là những sách ngôn sứ, nghĩa là tác giả đã suy gẫm các truyền thống về những sự việc ấy để tìm hiểu xem những việc ấy mang sứ điệp nào của Thiên Chúa. Tác giả ít quan tâm nói về những sự việc cho bằng quan tâm khám phá xem những sự việc ấy muốn nói gì với chúng ta. Rồi trải qua nhiều thế hệ chúng lại có thể được đọc lại, được suy gẫm, được thuật lại cách khác nữa và do đó lại mang thêm những sứ điệp khác nữa của Thiên Chúa đối với những hoàn cảnh lịch sử mới.
    3. Bài học từ lịch sử
    Sau thảm hoạ năm 587, dựa vào một số tư liệu đã có, các soạn giả đã tổng hợp và viết ra các sách này với mục địch là rút ra bài học từ lịch sử. Hai sự kiện lịch sử được suy đi gẫm lại để rút ra bài học đó là biến cố vương quốc Israel bị tàn phá vào năm 721 và vương quốc Giu-đa chung số phận với cuộc lưu đày Babylon vào năm 587 trước CN. Các bài tường thuật các tội lỗi của Israel và của các vua trở thành một lời kêu gọi hoán cải. Thiên Chúa vẫn trung thành với lời hứa ban lãnh thổ, nhưng với điều kiện dân phải trung thành với Ngài. Trong khi suy gẫm về quá khứ như vậy, các tác giả cố tìm một ánh sáng cho hiện tại và cho tương lai.
    4. Gian đoạn soạn thảo
    Việc soạn thảo có lẽ khởi đầu từ thời lưu dày Babylone, và tiếp tục trong thời Ba Tư, sau lưu đày, kéo dài đến thời Hy Lạp. Họ có trong tay những nguồn tài liệu khác nhau từ các bản văn hoặc do truyền khẩu (xem Thomas Romer năm 2008, tr. 324-330 hoặc năm 2004, tr. 243-249). Khi đọc sách Đệ nhị luật, chúng ta khám phá được cả một trào lưu tư tưởng. Việc soạn tác sau cùng những sách “ngôn sứ đi đầu” có lẽ được thực hiện bởi những ký lục chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng này.

Chương 3:
SÁCH GIÔ-SUÊ

Dẫn nhập
Sách Giô-suê đánh dấu sự khởi đầu một gian đoạn mới của lịch sử Israel: vào Đất hứa.
Sách Giô-suê có thể chia làm hai phần:
Ch. 1 – 12: Chiếm đất Canaan
Ch. 13-21: chia đất (13-19) và liệt kê các thành đặc biệt
Cuối cùng, ba chương cuối: Ch 22; 23 và 24 làm thành ba kết luận.
Nhân vật nổi bật trong sách này là Giô-suê, việc chiếm Đất hứa hoàn toàn do ông. Trong Ngũ thư, Giô-suê chìm đi trong bóng cổ thụ của Mô-sê. Khi TC truyền cho Mô-sê phải chết ngoài Đất hứa, Giô-suê được chỉ định là người kế vị với sứ vụ cao cả là dẫn dân vào Đất hứa (Ds 27,18-23; Đnl 31,7-8).
Giô-suê, tiếng Hipri có nghĩa là Thiên Chúa cứu. Theo Ds 13,16, Giô-suê tên là Osee, và Mô-sê là người đã đổi tên là Giô-suê. Theo tiếng Hylap, Giô-suê trở thành Giê-su (Іησου). Các tín hữu đầu tiên đã sánh ví Đức Giê-su và Giô-suê trong việc dẫn dân vào miền đất của sự nghỉ ngơi.
Đây là câu chuyện xa xưa, là một trong những câu chuyện phổ thông cũ trong Kinh Thánh. Jerico bây giờ gọi là Tell es Sultan và được nhiều khai quật về khảo cổ. Ba cuộc khảo cổ lớn đã diễn ra từ năm 1907 đến năm 1958. Nổi tiếng nhất là cuộc khảo cổ thực hiện bởi người Anh Miss Kenyon. Ngày nay mọi người điều đồng ý rằng, thời Giô-suê tiến vào miền Canaan, thành Jerico không còn các tường thành nữa. Các tường thành Jerico đã được củng cố tại thời đồ đồng cổ đại và Trung đại, nhưng các bức tường này đã biến mất vào cuối thời đồ đồng.
Đọc Gs 6
Tựa của Gs 6
La Bible de Jérusalem gọi là: « Prise de Jéricho » ; TOB: « Liturgie guerrière autour de Jéricho ».
Cũng nên nhắc lại rằng, theo Quy điển Hylap, thì sách Giô-suê được xếp vào loại Các Sách Sử, còn trong Quy điển Hipri thì sách Giô-suê được xếp vào loại Các Sách Ngôn Sứ Tiền
Bố cục bản văn
Û    v. 1: Giê-ri-khô đóng kín cổng
Û    v. 2-5: Lệnh TC truyền cho Giô-suê
Û    v. 6-7: Lệnh Giô-suê truyền cho các tư tế và dân
Û    v. 8-9: Thi hành lệnh của Giô-suê v. 10: Lai một lần nữa, lệnh của Giô-suê truyền cho dân
Û    v. 11-16: Lại một lần nữa, thi hành lệnh của Giô-suê
Û    v. 17-19: (Bỏ trong ngoặc của câu chuyện) Án thần tru
Û    v. 20- 21: Trở lại chuyện thi hành các lệnh. Tường thành sụp đổ và án thần tru.
Quan sát bản văn
Bản văn đan xen giữa trình thật và diễn từ, điều này rất phổ biến trong TK (cả với Tân Ước, chẳng hạn như TM Ga). Trong Gs 6, có sự đứt đoạn giữa câu 16 và 17, và c. 20 lại nối lại câu 16. Câu 12 cắt ngang ý đang liên tục giữa câu 11 và 13.
Có sự lặp đi lặp lại ở một số đoạn: chẳng hạn c. 8-9 và c.13.
Câu 6-7 đang nói đến lệnh truyền của Giô-suê, sang câu 8-9 lệnh đó đã được thi hành, câu 10 lại trở lại lệnh truyền của Giô-suê.
Những nhận xét trên có thể cho phép nói các nhà phê bình lịch sử (hoặc là tiếp cận đồng đại / la critique diachronique) kết luận là bản văn là một tổng hợp từ các nguồn khác nhau, và trải qua các giai đoạn soạn thảo khác nhau.
Chúng ta sẽ không đi sâu vào tiệp cận lịch đại (critique diachronique) về các giai đoạn soạn thảo, mà chỉ nêu lên một vài điểm cần thiết để đọc bản văn.
Bản văn tả cuộc chiếm thành Jerico, nhưng có phải là cuốc chiến hay không? Để trả lời cho câu hỏi này,
a)    Tìm trong bản văn những chi tiết liên quan lễ nghi một cuộc rước (chú ý đến con số tượng trưng: con số 7).
b)    Tìm trong bản văn những chi tiết miêu tả cuộc chiến: những câu nào diễn tả cuộc chiến (x. các câu 1.17-18.21-24a ; Hòm Bia có thể là chiến tranh: 1 Sm 4-6)? Từ « hò reo xung trận » dịch sát nó chỉ là « tiếng la hò rất lớn », xem bản dịch của TOB ; « tiếng reo hò lớn » có thể hiểu theo hai nghĩa: đó là tiếng reo hò xung trận, và cũng là tiếng reo hò trong cuộc rước (cf. 2 Sm 6,15 ; 15,10 ; 1 V 1,34-41 ). Vũ khí chiến đấu là gì?
c)    Dưới cách nhìn của nhà phân tích lịch đại, bản văn in dấu các các giai đoạn soạn thảo khác nhau, rõ nét nhất là có hai trình thuật được ghép lại ở đây:
–    Trình thuật về cuộc rước Hòm Bịa với mục đích là tạ ơn TC đã ban thành Jerico cho họ, cuộc rước này có lẽ diễn ra ở đền Gilgal (Trong trình thuật này có một vài nét của truyền thống P được thêm vào sau, chẳng hạn c. 11.13.19.24b);
–    Trình thuật về cuộc chiến chiếm thành Jerico (các câu 1.17-18.21-24a). Trình thuật về cuộc chiến mang dấu vết của truyền thông đệ nhị luật (// Đnl 13,16-19 ; 20,16-18), với điều quan trọng là án thần tru. Jo 7 tiếp tục nói đến mối bận tâm này – tai họa xảy ra khi án thần tru không thực hiện nghiêm túc.
Đâu là mục đích của án thần tru? Đó là về tội thờ tà thần. Nó là mối bận tâm của luồng tư tưởng đệ nhị luật vào thời sau lưu đày. Lưu đày Babylone được giải thích như là hình phạt của TC về tội bất trung của dân vì đã chạy theo các tà thần.
d) Tạo sao cuộc chiến lại được diễn tả như là cuộc rước, và không có vũ khí? – Đất Hứa chiếm được bằng cuộc chinh chiến của toàn dân, nhưng Chính TC ban chiến thắng và ban đất cho dân (ngay từ đầu bản văn: Gs 6,2). Đất hứa là đất của dân Chúa chọn, không ai có quyền xâm chiếm, và dân phải trung thành và thờ kính một mình TC mới được sống bình yên trên đất hứa.
Cô Ra-kháp (Gs 2; 6,25)
a) Quan sát bản văn Gs 2:
– Các người dò thám được sai đi dò thám xứ sở, họ dò thám được những gì? (họ không làm gì cả, ngoài việc ngủ ở nhà cô Rahab, rồi trốn ở nhà cô ta cho đến khi hết nguy hiểm thì vội vàng trở về với Giô-suê)
– Chú đến sự đối lập một cách mỉa mai hài hước về hành động của hai nhóm: những người đuổi bắt và những người dò thám trong (c. 22><c.23).
– Không làm việc gì gọi là do thám, vậy họ bao cáo với Giô-suê về điều gì? (Gs 2,24 //2,10: họ chỉ lặp lại lời của Ra-kháp)
– Lời của Ra-kháp về cái biết, c. 4-5, và không biết, c. 9, của Ra-kháp liên quan với nhau thế nào, nó nói gì về cô Ra-kháp?( cho thấy lòng tin của cô Ra-kháp về sự chiến thắng mà TC sẽ làm cho Israel).
b) Xen kẻ giữa trình thuật tiến vượt sông Gio-đan để vào Hứa Địa (Gs 1 và 3), là câu chuyện cô Ra-kháp; và xen giữa các lệnh về án thần tru, nghĩa là loại trừ triệt để dân bản xứ, người không cùng niềm tin với Israel, là sự tha chết cho gia đình cô Ra-kháp (Jo 6,22-25). Điều này nói lên điều gì?
Không có sự trợ lực của dân ngoại (dân ngoài Israel), cuộc chiếm Đất Hứa sẽ không hoàn thành, như thế phải để họ cùng sống chung với Israel. Đó cũng là sự phản ứng về quan điểm theo đó dân Do Thái là duy nhất. Điều đó cũng cho ta biết thêm là dân Israel vẫn thường sống chung với dân Canaan (// 13,13;15,63; 16,10; 17,12.18).
Gs 4,1-24: Qua sông Gio-đan
– Mười hai bia đá kỉ niệm được dựng nên ở đâu? Hãy so sánh giữa câu 9 và câu 20.
Có thể nói rằng có it nhất là hai truyền thống về 12 bia đá, Jo 4,9 thì ở giữa lòng sông Gio-đan còn Gs 4,20 thì ở Gilgal. Nhưng theo lối đọc synchronique (đồng đại) với phương pháp thuật truyện thì có thể nói rằng Giô-suê đã dưng bia đá ở hai: một ở giữa lòng sông không ai thấy, nhưng nó khẳng định là có bằng chứng nơi xảy ra biến cố; một ở Gilgal, trên đất liền, dấu chứng thấy được, nó là bia kỷ niệm cho hậu thế.
– So sánh trình thuật qua sông Jourdain và trình thuật qua biển Đỏ: trình thuật qua sông Gio-đan quy chiếu về biến cố Xuất hành là một biến cố nền tảng đối với Israel (Xh 14,1-30; đối chiếu với Tv 114).
– Đất Hứa chỉ ở bên kia sông Gio-đan, tìm nhưng chỉ dẫn cho thấy qua sông Joordain mới là Đất hứa (Gs 1, 10; 5,10-12). Vậy hai nửa chi tộc bên kia sông Gio-đan thì sao? ( Gs 1,12-18 // 22:
Họ phải vượt qua sông và cùng chiến đấu với anh em mình cho đến khi chiếm xong đất mới trở về).
– Biên giới của Israel theo sách Giô-suê (Gs 1,4) là biên giới lý tưởng. Theo sách Giô-suê, thì còn nhiều vùng đất gọi được coi là phần đất TC hứa ban, nhưng vẫn còn trong vòng chiếm hữu của dân bản xứ, Isarel còn phải tiếp tục chinh phục các vùng đất đó (13,1-2…6b-7).

Js 24: Đại hội Si-khem
1) 24,1-13: Quá khứ – những gì TC đã làm
c. 1. Trong cuộc triệu tập, các thành phần triệu tập là ai? Các thành phần này được nêu theo thứ tự nào? Vì sao lại nêu các vị đứng đầu trước rồi mới đến toàn dân?
c.2. Giô-suê nói với dân nhưng không phải là lời của ông, mà là lời của chính TC.
Từ câu 2b – 13: nhìn lại quá khứ, khởi đi từ ơn gọi Abraham cho đến việc chiếm Đất hứa.
– TC của Abraham – Isaac – Jacop, là TC của các tổ phụ, một TC của GƯ, của lời Hứa, và cũng là TC đòi một lòng tin tuyệt đối khi Ngài gọi Abraham bỏ thành Ur, khi Người đòi hiến tế Isaac. Và đó cũng là TC của GƯ và của lời hứa về dòng dõi và về đất.
– TC của Xuất Hành là một TC giải phóng, một TC biết đến nỗi thống khổ của dân Người. TC đó muốn có một dân tự do để phụng thờ Người.
– TC đưa dân vào Đất Hứa là một TC trung tin với lời GƯ, và cũng là TC của chiến binh, chính Người cho chiến thắng và chính Người ban cho dân đất Canaan làm gia nghiệp.
– c. 12a. TC thả ong bầu đi trước… điều này nhấn mạnh rằng chiến thắng Israel có được không nhờ ở sức mạnh vũ khí, mà là sự can thiệp kì diệu của TC, điều mà c. 12b muốn nói đến.
TC mà Israel tôn thờ là một TC khởi đi từ việc Người muốn có một dân riêng cho Người. Một TC bước vào lịch sử của họ, một TC mà họ có kinh nghiêm của sự gặp gỡ và can thiệp vào lịch sử của dân tộc họ, một TC của GƯ và có lời hứa với họ, và Người đã thực hiện lời hứa đó khi mà hôm nay dân đã vào Đất Hứa.

2) 24,14-28: Hiện tại – dân chọn Chúa và ký giao ước
– c. 14. Sau khi nhắc lại quá khứ về những gì TC đã làm, Giô-suê kêu gọi dân “kính sợ” và “phụng sự” đòi một sự tôn kính TC cả tâm hồn lẫn thể lý, nghĩa là cả con người.
– Câu 15 có thể hiểu là Giô-suê mời gọi những người dân bản xứ Canaan, tức là những người không có mặt trong cuộc xuất hành Ai cập, ký kết giao ước và trở thành dân Chúa. Điều này có thể hiểu được, vì vẫn có một số dân bản xứ ở giữa Israel và liên kết với Israel (Gs 2).
– Giô-suê đặt dân trước sự chọn lựa: hoặc TC hoặc các thần ngoại, đồng thời ông tuyên bố rõ ràng sự chọn lựa của ông và của gia đình ông đối với TC. Ông làm như thể tách ra khỏi dân khi dứt khoát chọn TC. Tại sao? Có thể đó như là sự thách thức về sự thiếu dứt khoát của dân, điều này sẽ được khảng định ở câu 19 khi Giô-suê nghi ngờ lòng dân; cũng có thể ông Giô-suê cho thấy sự dứt khoát của ông, một sự chọn lựa không gì lay chuyển, dù dân có chọn lựa thế nào cũng mặc.
– c. 16 – 18. Dân trả lời. Cách họ trả lời nói lên điều gì? Họ nhìn nhận về ân huệ TC đã làm cho họ, Nghĩa là chỉ có TC xứng đáng để họ phụng sự.
– c. 19- 20. Mặc dầu dân đáp lại mau mắn nhất quyết chọn Chúa, nhưng Giô-suê nghi ngờ họ, và ông ta có lí vì Israel vẫn thường bất trung. Giô-suê cho thấy lường trước tính nghiêm trọng về điều mà họ sẽ cam kết. Họ đang đối diện với một TC đòi hỏi họ rất khắt khe.
Sự cương quyết của dân chọn lựa TC được nói đến như thế nào? c. 16.21.22.24
– Giô-suê cho dân thấy điều kiện phải có để có thể kí GƯ với TC là gì? c.14.20.23
– Giô-suê dựng tảng đá lớn dưới cây sồi: nó được dung như chứng dám thiên nhiên, bền vững với thời gian như đá. Đá bền vững chứng kiến lời cam kết của dân.
Tại sao Giô-suê lại đòi dân chọn khi mà họ có vẻ như chỉ còn có thể chọn TC? TC của lịch sử >< TC của mùa màng … Hôm nay >< trước đây TC đã làm nhưng hôm nay BAAL …
Thời soạn thảo
1)    Thời Josias (VII – VI trước CN)
Với cách xử dụng một số thành ngữ cũng và hệ tư tưởng rất gần với các bản văn thời Assyro-babyloniens, các nhà chuyên môn cho rằng sách Giô-suê được soạn thảo vào thời vua Josias, với các nguồn tư liệu đã có trước. Đó giai đoạn Assyrie đang thống lãnh vùng Canaan.
Sách Giô-suê khẳng định Canaan là miền đất do chính công sức của toàn dân Israel chinh phục được nhờ quả cảm của toàn dân vì họ tin vào sức mạnh của TC. Đó là miền đất mà chính TC ban cho dân Israel, là Hứa địa của dân riêng Chúa chọn, vì không ai có quyền xâm chiếm. Trong bối cảnh sách được soạn thảo – thời Assyrie đang chiếm vùng Canaan, sách Josue sẽ là lời khẳng định về sự trổi vượt của TC trên Assyrie và các thần của nước này. Dưới ngòi bút của tác giả TC Israel trở thành một TC chiến tranh như Assue, thần của Assyrie. Sách Giô-suê là lời tuyên bố chống lại Assyrie: Assyrie không có quyền hành gì trên Israel. Đó là niềm đất bất khả xâm phạm vì là niềm Đất TC ban cho Israel.
2)    Thời sau lưu đày
Mở đầu sách Giô-suê, Gs 1,1-7 trình bày Giô-suê là một thủ lĩnh quân đội, nhưng đến c. 8 thì Giô-suê lại thành một Rabbi tôn kính Torah. Cuộc chinh phục Đất Hứa đi đôi với tinh thần tìm kiếm Luật. Điều này cũng được trình bày trong di ngôn của Giô-suê ở Gs 23,6, trong đó Giô-suê nhấn mạnh đến việc phải sống theo luật một cách triệt để. Án thần tru, Gs 6-7, và lời răn đe tránh xa dân ngoại, Gs 23,7, là những phần được viết thêm vào thời lưu đày, vì trong cái nhìn của trào lưu Đệ nhị luật, lưu đày là hình phạt TC giáng xuống vì tội bất trung của Israel. Cuối di ngôn của Giô-suê, Gs 23,16, viễn cảnh lưu đày được nói đến rõ ràng hơn.
Như vậy, Israel lúc nào cũng đọc lại lịch sử để tìm bài học cho hiện tại. Nói cách khác là họ luôn hiện tại hóa lịch sử thánh của dân riêng. Đọc TK, đọc giả được mời gọi dùng lời Chúa soi dẫn hiện tại của mình.
Hậu quả – Sách Giô-suê.
Sách Giô-suê là một trong những cuốn sách gây những khó khăn nhất trong việc đọc Kinh Thánh hôm nay. Nó cũng là một trong những cuốn sách in dấu bạo lực nhất. Nhưng Kinh Thánh từ con người để nói về Thiên Chúa. Nhiều khi người ta dùng Kinh Thánh để xây dựng những ý thức hệ. Ví dụ: định cư Do Thái ngày hôm nay. Do đó điều quan trọng là học cách đọc và hiểu bối cảnh lịch sử.</c.23).

Chương 4:
SÁCH THỦ LÃNH

TÊN SÁCH: Tên sách này được dịch từ một từ có gốc là saphat. Từ này vừa có nghĩa là Thẩm Phán, vừa có nghĩa là Thủ Lãnh. Trong bối cảnh của sách Thủ Lãnh, từ này dung để chỉ các nhân vật mà TC đã cho chỗi dây một cứu tinh giúp dân thoát khỏi tay quân thù.
Ở thời kỳ gọi là thời các thủ lãnh (giữa các năm 1200 và 1000), các chi tộc liên minh với Yavê (gồm 12 chi tộc) chia thành 3 nhóm ở Galilê, Samaria và ở phía Nam Giêrusalem. Liên hệ giữa họ rất lỏng lẻo và hầu như chỉ có tính cách tôn giáo. Nhưng đôi khi nếu một vài chi tộc nào đó gặp nguy hiểm thì một vị cứu tinh (hoặc thủ lãnh) đứng lên động viên toàn dân chiến đấu, và sau khi chiến thắng thì ai trở về nhà nấy (sách Thủ lãnh).
Trên bình diện tôn giáo thì cư dân xứ Canaan thờ một vị thần: thần El, nhưng nhất là họ theo một thứ tôn giáo thiên nhiên: họ thờ các thần Baal, tức là những sức mạnh thiên nhiên được thần thánh hoá (như bão, đất, biển…) và vợ của các thần ấy, những nữ thần Astartés là những nữ thần tình yêu và sinh sản. Còn dân Híp-ri thì thờ thần YAVÊ, họ sẽ thường xuyên bị cám dỗ bởi những lễ tế đầy tính sắc dục của người Canaan trên những nơi cao.
Sách Thủ lãnh phản ánh sự bất trung của dân đối với TC với điệp ngữ: Con cai Israel đã làm điều dữ trái mắt Đức Chúa và đã làm tôi các thần Baan (2,11; 3,7.12; 4,1; 6,1; 10,6; 13,1); hoặc là: Họ đã lìa bỏ Đức Chúa để làm tôi thần Baan và các nữ thần Astartee (2,12.13; 3,7; 10,6). Hậu quả của sự bất trung này là TC trao nộp dân vào tay kẻ thù. Dân lại cầu khẩn cùng TC với ngữ điệp: Con cái Israel kêu lên Đức Chúa (3,9.15; 4,3; 6,6; 10,10). Cứ mỗi lần như thế, TC đáp lời và cho xuất hiện vị thủ lãnh để giải phóng họ khỏi tay dịch thù.
ĐỌC MỘT VÀI ĐOẠN SÁCH THỦ LÃNH
Cuộc chiến ở Taanak Tl 4 – 5. Câu chuyện về trận chiến ở Taanak, dưới sự chỉ huy của Debora và Baraq, được thuật lại ở hai chương, Jo 4-5, với thể văn khác nhau: Jo 4 là thể văn xuôi, còn Jo 5 bằng thơ. Đây là hai bản văn hoàn toàn độc lập nhau. Jo 5 là một trong những bản văn cổ nhất trong TK, và có thể nói nó phản ảnh phần nào sử tính về sự việc xảy ra.
Đọc Tl 4
Các nhân vật tham gia cuộc chiến là ai? Họ làm gì? Kết quả thế nào?
– Con cái Israel (các chi tộc): c. 1.3.5.10.14b.24 (các chi tộc hợp lực chung sức tìm cách giải thoát khỏi ách thống trị Canaan. Trong cơn nguy biến, TC là người duy nhất mà họ hướng về.
– Bà Debora: bà này là ai, làm gì, đại diện cho phái hay nhóm nào? – Vai trò của ngôn sứ Dobora cho thấy tầm quan trọng về hoạt động của các ngôn sứ trong Israel.
– Thái độ của Baraq thế nào? ( Không dám làm, nhưng không phải là không muốn, vì ông rất đã chiến đấu đến cùng ). Câu trả lời của ông với bà Debora làm nổi thêm vai trò của Debora thế nào?
– Yael: c. 17-22, chuyện về Yael đã được chuẩn bị từ câu 11. Ta nghĩ gì về hành động của Yael: anh hùng yêu nước? Xảo quyệt, man rợ?
– Thiên Chúa làm gì ( qua lời tiên báo của bà Debora: c. 6-7. 9.14 ; qua lời của người thuật truyện: c. 15)? Chính TC là người ban cho dân sự chiến thắng.
Tl 4 là một đoạn tiểu biểu trong sách Thủ Lãnh vì nó cho thấy phần nào cơ cấu tổ chức xã hội Israel thời tiền quân chủ: liên hệ giữa các chi tộc khá lỏng lẽo, không có người đứng đầu ; khi có nạn giặc xâm chiếm, họ mới quy tụ lại với nhau và đi tìm người chỉ huy cầm đầu họ để chiến đấu. Nhưng trên hết, Tl 4 nói rieng và sách Thủ Lãnh nói chung, là một cuốn sách được viết bởi lòng tin. Đó là lời tuyên xưng của Israel rằng chính TC là người luôn bảo vệ và trợ lực Israel trong những lúc lâm nguy. Sự khẳng định lòng tin này của Israel vào TC đi đôi với lời thú nhận của Israel về sự yếu hèn bất trung của Israel đối với TC, đồng thời cho thấy sự nhẫn nại của TC đã không ngừng ra tay giải thoát Israel khỏi sự áp bức thống trị.
Đọc Tl 5
Theo cái nhìn lịch sử
– Về trận chiến ở Taanak
Có một trận chiến xảy ra ở đồng bằng Isreel mà người ta khó có thể xác định được thời điểm xảy ra. Có lẽ vòa khoảng 1150 hoặc 1050.
Vị trí của trận chiến cho thấy vấn đề hệ tại ở việc kiểm soát đoạn đường nối liền vùng đồng bằng ven biển và Damas.
Trong giao chiến, người Do Thái có vẻ thành thạo ở những vùng đồi núi, nhưng lại yếu ở đồng bằng (xem 5.8). Thuận lợi cho chiến công là nhờ vào hoàn cảnh đặc biệt: nhờ mưa, dòng nước tràn ngập (x. 5,20-22 ) .
– Cơ cấu của Israel vào thời Thủ Lãnh
Không có sự thống nhất và ổn định về mặt chính trị. Không có người lãnh đạo. Các bộ tộc có liên quan đến nhau ( 5,14-18 ). Bản văn đề cập đến những người tham gia trong cuộc chiến và những người không muốn tham gia ( 5,16-17 ) và không nói đến: Lê-vi , Giu-đa , Simeon, có nghĩa là các chi tộc phía Nam không tham gia cuộc chiến.
Như thế, 12 chi tộc Israel không có tổ chức và không có sự hiệp nhất chặt chẽ. Có những nhóm, những chi tộc liên kết với nhau trong các trường hợp cần mà thôi.
Theo cái nhìnThần học
Là chủ đề chính là Chúa. Chiến thắng của Israel là kết quả của hành động của Thiên Chúa. Israel có kinh nghiệm về một Thiên Chúa giải phóng, một TC cứu độ. Những hoàn cảnh càng đặc biệt càng là dịp cho thấy dấu tích về hành động Thiên Chúa bảo vệ dân Ngài ( 5,23 ).
Thiên Chúa là Đấng chiến đấu. Người Do Thái chỉ có việcc giúp giúp Thiên Chúa. Súng là những ngôi sao và các dòng suối của Kishon ( 5:20-21 ) .
Văn bản này thuộc vào các bản văn nói về “cuộc chiến tranh của Chúa”, với quan niệm về Tc của một quốc gia, của một nước. Thiên Chúa của những người chiến thắng là mạnh hơn so với Thiên Chúa của các nước láng giềng.
Nên đọc thêm Tl 9,7-21: phán ảnh sự chống đối đối với sự thiết lập vương quyền. Lý tưởng đối với Israel là chỉ có TC là vua, điều này trong sách Samuel cũng nói đến qua dân đòi có vua (1Sm 8). Có thể nói rằng, Tl 9,7-21 phản ảnh luồng suy tư thuộc trào lưu ngôn sứ, theo đó sự tự do trong ân sủng được đề cao, và phản bác sự gò bó theo khuôn phép của một thể chế và quyền lực chế độ quân chủ.
Một số điều gây khó hiểu: Sách Thủ Lãnh kể những câu chuyện như: sự xảo quyệt của Ehoud, Tl 3,12-30; cái chết của Sisera bởi Yael, Tl 4, 17-22; việc hiến tế con gái của Jephte, Tl 11,29-40; Tl 14 -16. Những câu chuyện này gây thắc mắc cho người đọc vì tính bạo lực và thái quá của nó. Thế nhưng những câu chuyện này không tìm cách làm giảm nhẹ đi thực tại. Người đọc phải tập để khám phá ra qua các câu chuyện này, hành động của TC, Người luôn dẫn dắt dân Người qua việc ban cho họ những vị thủ lãnh đầy sức mạnh của Thần Khí.
Sách Thủ Lãnh ủng hộ chế độ quân chủ hay là chống lại quyền lực?
Sách Thủ Lãnh phản ảnh tình hình Israel ở giai đoạn phi chính phủ với mục đích nào? Có hai hướng giải thích đối lập nhau. Có người cho rằng sách Thủ Lãnh là lời biện hộ cho việc thiết lập chế độ quân chủ vào thời hỗn độn về chính trị lẫn luân lý và tôn giáo; lại có trường phái cho rằng sách Josue là lời mời gọi để nghĩ rằng có thể có một đường hướng mới cho xã hội giữa cơn khủng hoảng trước sự nguy cơ của quyền lực. Đường hướng đó có thể là qua ân sủng cá nhân, qua quân đội, qua sự tập họp các bộ tộc, qua tôn giáo và cũng có thể chế độ quân chủ. Nghĩa là bằng mọi thể thức khác nhau để chống lại nguy cơ cảu quyền lực.
MƯỜI HAI CHI TỘC ISRAEL – xem Gerad Billon, p. 72
Moise và Aaron thuộc chi tộc Levi (Xh 2,1), Josue và Debora thuộc chi tộc Ephraim (Js 24,30 ; Jg 4,5), Baraq thuộc chi tộc Neptali (Jg 4,6), Saul thuộc chi tộc Benjamin và David thuộc chi tộc Judas….12 chi tộc hợp thành một cơ cấu nền tảng của dân Israel. Nó bao gồm các gia đình, các bộ tộc. Một cách đầy biểu tượng, các sách Thánh gắn kết các bộ tộc trong tư cách là con cái Jacop. Điều đó muốn nói rằng họ vừa cùng nguồn gốc vừa lại khác nhau. Bởi lẽ họ cùng là con Jacop, nhưng không sinh ra từ những người mẹ khác nhau: Lea, Rachel và Zilpa, Bilha (tớ giá của Lea và Rachel). Mỗi chi tộc chiếm một phần đất riêng, trừ chi tộc Levi (Các tư tế và levi phục vụ các nơi tế tự).
Trước thời các vua, gần như mỗi phần đất của mỗi chi tộc đều có đền riêng: Beersheva thuộc Simeon, Hebron thuộc Judas, Guilgal và Gabaon thuộc Benjamin, Bethel và Silo thuộc Ephraim, Sichem thuộc Manasse, Dan thuộc Dan (gần nguồn sông Jordain). Sau khi li khai khỏi vương quốc Judas, Jeroboam cho dựng ở Bethel và Dan hai đền quốc gia cho vương quốc phía Bắc của ông, nhằm tránh lại sự ảnh hưởng của Đền thờ Jerusalem trong vương quốc Judas phía nam.

Chương 5:
SÁCH RUTH

Sách Rut khó có thể đoán được niên đại (xem TOB), người ta nghĩ rằng rất có thể sách đước viết sau thời lưu đày.
Theo quy điển Hy lap (Công giáo theo thứ tự này), sách Ruth được xếp vào phần các Sách Sử, vì nôi dung sách này phản ánh thời các thủ lãnh. Theo quy điển Hipri (Do Thái Giáo và Tin Lành theo thứ tự này), sách Ruth nằm ở phần thứ III “ Các sách khác”, và thuộc vào bộ năm cuốn sách nhỏ được đọc vào các dịp lễ lớn: Diễm ca (lễ Vượt qua); Ruth (lễ Ngũ tuần); Ai ca (ngày kỷ niệm đền thờ Jerusalem bị thiêu hủy); Giảng viên (lễ Lều); và Esther (lễ Pourim: nghĩa là “số mệnh”, kỷ niệm chuyện dân Israel lưu đày bị kết án tiêu diệt, và người ta Ruth thăm để xác định ngày tiêu diệt dân Israel lưu đày).
Lễ Ngũ tuần là lễ vào đầu mùa gặt. Sách Ruth được đọc vào dịp lễ Ngũ tuần, phải chăng chuyện trong sách Ruth xảy ra vào mùa gặt. Nhưng có lẽ sâu xa hơn thì lễ Ngũ tuần là lễ mừng về ân huệ Luật được ban cho Israel, với sách Ruth, ân huệ này được lan đến cả dân ngoại.
Đọc sách Rút:
– Họ bỏ Bethlem = nhà bánh vì đói, nghĩa là không có bánh, rồi cũng vì bánh mà họ trở về lại bathlem. Ra đi để tìm sự sống lại trở về không còn hy vọng cuộc sống. Nhưng rồi TC lại làm cho sống; biến cố tạo dịp cho bà Rút, một dân ngoại trở nên bà tổ của Đấng Messi. (Hãy tập nhìn để thấy sự quan phòng của TC; TC vạch đường thẳng trên nét cong; qua những chuyện như ngẫu nhiên, như tình cơ, TC vẫn theo đuổi và thực hiện chương trình của Người)
Sách Ruth là một câu chuyện vừa phong phú lại hết sức tinh tế. Nó gợi lên nhiều ý nghĩa đằng sau bản văn, điều đó đã tạo nên nhiều giải thích phong phú khác nhau về ý nghĩa của câu chuyện:
– Một số tác giả cho rằng Sách Ruth là một bài học đạo đức. Nó ca ngượi sự chung thủy, trung tin của một quả phụ trẻ. Có người cho rằng sách này không những đề cao sự trung tín của bà Ruth, nhưng là đề cao sự trung tín nói chung của các nhân vật tiêu biểu trong câu chuyện.
– Có thể nói là nói là sách Ruth đề cao sự trung tín một cách chung, tuy nhiên nên nhấn mạnh cách hành sử của bà Ruth có cái gì đó vượt qua những chuẩn mực thông thường. – Bà Rút, người ngoại bị dân Do Thái coi thường, nhưng lại là mẫu gương của người phụ nữ đức hạnh, không những thế, bà còn là mẫu gương sánh được với các bậc tổ tiên của Do Thái: sách với bà Tamar (4,12) bà thuộc hàng những người phụ nữ kiên trung biết tìm cách phương kế khả thi để có kẻ nối dõi. Cũng có thể nói việc bà Rút bỏ xứ sở để theo bà Noemi trở về Bethlem sánh được với ơn gọi Abraham (Rt 2, 11b // Gn 12.1).
Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao chuyện bà Rut, một phụ nữ dân ngoại, người Moab, trở nên thành viên của chi tộc Judas, là bà tổ của David, được viết ra?
(- Với những người cho rằng sách Rut được viết trước thời lưu đày thì sách Ruth nhằm biện minh cho triều đại nhà David. Người ta nghĩ rằng có lẽ có sự nghi ngờ nào đó về nguồn gốc của David, vì ông ta có vẻ khá thân thiết với người Moab (1 Sm 22, 1-5). Sách Ruth cho thấy rằng việc TC chọn David và dòng tộc ông lên đến thời ông tổ của David. Từ rất xa xưa, TC đã chọn đưa một người Moab vào dòng tộc David, trở thành bà tổ của David.)
– Đối với những người cho rằng sách Rut được viết sau thời lưu đày thì chuyện sách Ruth quả là một trò đùa của Thiên Chúa! Để giữ cho đức tin được tinh tuyền, Ét-ra vừa buộc những người Do Thái lỡ cưới vợ ngoại phải bỏ những người vợ đó. Thiên Chúa thấy điều này cũng đúng nhưng hơi khắt khe, do đó Ngài soi sáng cho có người viết ra câu chuyện này. Booz là một người Do Thái đạo đức ở Bêlem, kết hôn với Ruth là một cô gái ngoại của xứ Moab. Họ sinh ra một đứa con là Obed, cha của Jessé và là ông nội của… Đavít!
Thế nhưng không hẳn sách Ruth được viết ra trong mục đích bút chiến. Qua chuyện bà Ruth, thánh ký muốn làm nổi bật mẫu gương tổ tiên David, là người ngoại, nhưng bà Ruth là mẫu gương về lòng sùng kính TC. Qua việc kết hôn với một người thuộc dòng dõi Levi, sự quan phòng TC đã đưa bà vào dòng tộc Israel, và còn hơn thế, bà là tổ phụ của David.

Chương 6:
SÁCH 1 VÀ 2 SA-MU-EN

– Thời gian soạn thảo khoảng đầu gian đoạn lưu đày, và được hoàn chỉnh thêm vào thời Ba-tư (Thomas Romer, 2004, p. 259).
Việc chia sách ra làm hai phần, 1 và 2 Sm, đến từ bản TK Hy Lạp, sau đó bản Vulgate đã theo cách chia này. Đến thế kỷ 15, cách phân chia này đã được áp đạt tất cả, kể cả bản văn Hip ri. Việc chia sách Samul làm hai phần không phải là chuyện tất yếu hay hiển hiên. Vì rằng, bắt đầu 1 Sm 27 là chuyện David đến với người Philistin cho đến 2 Sm 1. Đến 2 Sm 2,1 mới bắt đầu về chuyện David dời về Judas. Cũng thế, trình thuật về cái chết của Saul vẫn còn được nối tiếp ở 2 Sm 1 với việc David nghe tin và khóc than về cái chết của Saul cùng Jonathan con Saul. Tuy nhiên việc chia sách Samul làm hai phần này cũng có thể hiểu là, với cái chết của Saul, Sm 31, được coi như là kết thúc cho trình thuật về Saul.
Cũng theo bản LXX, thì 1 và 2 Sm được gộp với 1 và 2 V thành 1,2,3 và 4 Các Vua. Điều này cũng có lý do của nó, vì rằng nếu cuối 1 Sm là trình thuật về cái chết của Saul, thì ngược lại, cái chết của David lại được thuật ở đầu sách Các Vua, 1 V 2,10, điều đó cho thấy có sự tiếp nối giữa Samul và Các Vua.
Trong hình thức hiện tại của Quy điển, 1 và 2 Samuel đóng vai trò chuyển tiếp giữa sách Thủ Lãnh và sách Các Vua. Sách Samuel phản ảnh giai đoạn cuối thời các Thủ Lãnh và đầu thời quân chủ. Sự chuyển tiếp từ sách Thủ Lãnh đến sách Samuel được chuẩn bị bởi điệp ngữ: “ Thời ấy Israel không có vua, ai muốn làm gì thì làm” (Tl 17,6; 18,1; 19,1; 21,25). Sách Samuel chủ yếu xoay quanh ba khuôn mặt nổi bật: Ngôn sứ Samuel, vua Saul và nhất là David.
Sự xuất hiện của David, vị vua đích thực đầu tiên của Israel, ở 1 Sm 16 đánh dấu sự khởi đầu của một trình thuật mới. Điều này có thể cho phép chia bố cục sách Samuel ra làm hai phần: 1 Sm 1 – 15; 1 Sm 16 – 2 Sm 1 – 24.
BỐ CỤC
1 Sm 1 – 15: Samuel, Saul và khởi đầu vương quốc Israel
1 Sm 16 – 2 Sm 1 – 24: Vương quốc David
1) Hai quan điểm đối lập về vương quyền
Trong sách Samuel, có ba nhân vật nổi bật quan trọng là ngôn sứ Samuel, vua Saul và David, và có hai quan điểm đối lập về vương triều. Một số trình thuật làm nổi bật David, ông tổ và là vua sáng lập triều đại Jerusalem. Với tính cách anh hùng ca, sách Samuel đưa độc giả trở về với thời hoàng kim của vương triều Juda. Bên cạnh đó, nhiều đoạn văn khác trong sách này phê phán và chối từ chế độ dân chủ.
1.1. Vai trò ngôn sứ Samuel
Ơn gọi Samuel: 1 Sm 3,1-21 (x. Nouveau commentaire biblique)
Quan sát bản văn:
– Lời dẫn (c. 1) nói rằng thời đó lời Đức Chúa thì hiếm, và thị kiến cũng không hay xảy ra.
Điều đó cho thấy sự xa vắng gần như bỏ rơi của TC đối với dân, Ngài không còn trong thân tình với dân. Một tình cảnh đáng buồn. Câu này cũng là báo điều sắp xảy ra liên quan đến thị kiến hoặc lời của TC, và c. 7 cho thấy TC gọi Samuel.
Câu chuyện Chúa gọi Samuel có thể coi là thị kiến, nhưng theo nghĩa rộng, vì Samuel không thấy TC, mà chỉ nghe lời Chúa phán.
– Tiến trình cách Chúa gọi: lúc đầu bản văn nói là TC gọi Samuel, nhưng không nói gọi thế nào, chỉ có lần cuối mới nói là gọi « Samuel, Samuel », người đọc cùng cảm nghiệm sự chưa rõ rằng về tiêng Chúa và sự không nhận ra của Samuel.
– TC gọi Samuel, nhưng Eli là người nhận ra đó là tiếng Chúa, mặc dù Samuel nằm gần Hòm bia. Samuel được gọi, mà Eli cùng bị quấy rầy. Chúa nói về Eli, mà Samuel lại bị goi giữa đêm!
– TC nói về chuyện của Eli, nhưng lại nói với Samuel, chứ không nói gì về Samuel cả. Cả Samuel, cả Eli điều nhận lời TC qua người khác. Tuy nhiên trong lời báo về sự bỏ rơi của TC với nhà Eli, có thể thấy Samuel là người sẽ dùng. Người ngôn sứ được gọi vì một sự vụ cho người khác chứ không phải cho bản thân.
– Samuel đã có kinh nghiêm về sự lầm lẫn tiếng Chúa. Từ biến cố này, Samuel quen dần với tiếng Chúa. Con người cũng phải học, và tập để nhận ra tiếng Chúa.
Samuel, vị thủ lãnh uy tín:
Samuel vừa là ngôn sứ, thủ lãnh, là vị chỉ huy quân đội và cũng là người đứng đầu trong tôn giáo (Sm 7). Ông được chọn và được hướng dẫn một cách tuyệt vời bởi chính TC, ông không lệ thuộc bất cứ thể chế nào của con người. Vai trò của trổi vượt của ông có thể sánh ví Moise. Sự trổi vượt của Samuel càng cao, thì càng cho thấy sự tệ hại của vương triều Saul hơn.
1.2. Từ chối vương triều
1 Sm 8: dân xin có vua
a) Vì sao việc xin có vua bị coi là hành động gạt bỏ TC?
Nguyên nhân và mục đích của việc xin vua (c. 1-5)
– Nguyên nhân dân xin có một vua là vì ông Samuel đã già và các con ông lại hư hỏng,
– Mục đích xin vua là để vua xét xử họ như trong tất cả các dân tộc.
Sau khi lời giải thích của Samuel về gánh nặng mà dân phải chịu khi có vua cai trị trên họ, nhưng họ một mực xin có một vua và khẳng định rõ hơn mục đích họ muốn có vua: vì mục đích chính trị, họ muốn như các dân tộc, có một người dẫn đầu họ trong các cuộc chiến (c. 19-20)
BÌNH LUẬN
Xét về nguyên nhân thì lời xin của họ là chính đáng, vì Samuel đã già, và các con của ông thì bất tài. Trong khi đó, dân lân bang, cụ thể là dân Ammon, đang tìm de dọa ( 1 Sm 11,1-4 ; 12,12).
Nhưng vấn đề là họ muốn như các dân tộc, có một vua, điều chưa hề có trong Israel. Người dẫn dắt Israel từ trước đến giờ vẫn là các thủ lãnh, hoặc là ngôn sứ (Moise).
Vậy đâu là khác biệt giữa thủ lãnh trong Israel va vua?
– Thủ lãnh là người TC chọn và ban cho dân. Điều này lệ thuộc vào sự trung tín và sự gắn bó của dân đối với TC. Còn vua thì có sự thừa kế, nối ngôi. Có vua,họ sẽ có sự đề phòng chuẩn bị, khi lâm nguy là ra tay. Họ không còn phải lo kêu cầu Đức Chúa mỗi khi có mối đe dọa.
– c. 19 cho thấy tội của dân, họ tuyên bố họ muốn như các dân tộc, nghĩa là các dân không thờ TC. Vấn đề là ai là người cứu dân: vua hay TC? Họ không muốn sống dưới sự quan phòng của TC nữa, vì muốn được TC làm vua, họ phải trung tín với Người.
BA LẦN NHẮC LẠI CHUYỆN NÀY
Chuyện xin vua được nhắc lại hai lần khác ở 1 Sm 10,17- 24 và 1 Sm 12, khẳng định rõ sự chống đối vương triều. Câu quan trọng là 1 Sm 12,12: chỉ một mình TC là vua.
1 Sm 10,17- 24
1 Sm 12 (câu quan trọng 1 Sm 12, 12: anh em đã đòi: phải có một vua cai trị chúng tôi, trong khi đó chính Đức Chúa là vua cai trị anh em)
– Các đoạn này điều nhắc lại lịch sử trong đó dân đã có kinh nghiệm về sự quan phòng của TC. Vậy mà dân vẫn không tín thác vào TC. 1 Sm 12 tuyên bố rõ rằng xin coa vua là tội phản lại TC.
1.3. Vương triều lí tưởng: David
1 Sm 16 – 2 Sm 8 nhấn mạnh đến việc trình bày David như là vua của toàn Israel. Nguồn gốc David ở miền Judas, được chọn làm vua bởi người Judas (2 Sm 2,1-4) và bởi cả người Israel (tức là người niềm Bắc, 2 Sm 5,1-5). Như thế David là vua hoàn toàn hợp pháp của niềm Bắc lẫn niềm Nam.
– David là người đã đưa Hòm Bia Giao Ước từ Silo về Jerusalem. Từ đó Jerusalem trở thành trung tâm chính thức của việc phụng tự TC cho niềm Nam lẫn niềm Bắc ( 2 Sm 6)
2 Sm 7,1-17: LỜI TIÊN TRI CỦA NGÔN SỨ NATAN
2Sm 7,1-17 là đoạn văn quan trọng nhất trong sách Samuel (1 và 2)
Ngôn sứ Nathan không để lại văn thư, nhưng đóng một vai trò quan trọng bên cạnh Đavít. Từ khi Israel có vua, vai trò của các ngôn sứ vẫn được duy trì, và có ảnh hưởng lớn trên đời sống đức tin của dân.
Quan sát bản văn
David muốn xây cho TC ngôi nhà, ban đầu ngôn sứ Natan nghĩ là ý kiến tốt đẹp. Nhưng sau đó ông lại báo cho David biết là TC từ chối điều đó: Ngôn sứ cũng có ý nghĩ không đúng, và lắng nghe tiếng Chúa để theo.
David muốn TC ở trong ngôi nhà, một nơi bất động, còn TC thường lưu động trong lều trại.
Đavid muốn xây một ngôi nhà cho TC nhưng chính TC mới là người xây “nhà” triều đại cho ông.
– Thiên Chúa làm gì cho con người chứ không phải con người làm gì cho TC: TC xây nhà cho David chứ phải Người cần David xây cho nhà cho Người.
– TC không ở một nơi, người ta không thể “bắt TC” ở một nơi nào đó như thể điều khiển Ngài. Nhưng TC đồng hành với dân Ngài.
(- Thờ TC không phải chỉ ở trong nhà thờ, mà lắng nghe tiếng Ngài trong cuộc sống.)
(Xem Gerard Billon, p. 70)
– Lời của TC không trực tiếp đến với vua, nhưng qua trung gian ngôn sứ Nathan. Vua là người được chọn để cai trị dân, có cơ chế, quyền bính, còn ngôn sứ không quyền bính nhưng rất uy tín. Như thế vị trí của vua sẽ bị tương đối nhờ vai trò của ngôn sứ.
– Ở đây TC như là chủ tể duy nhất và là người điều kiển mọi vận hành, mọi biến cố lịch sử về cả quá khứ, hiện tại lẫn tương lai:
Vai trò của vua ở Israel như thế nào? Hãy xem những tước hiệu được gán cho Đavít: tôi tớ, mục tử, vua…
TC chọn David, đặt làm thủ lãnh dân, và cai trị dân trong công minh chính trực (2Sm 8,15). Chính TC là người dạy dỗ người kế thừa david. Liên quan đặc biệt giữa TC và hậu duệ David. TC sửa phạt người kế ngôi David, nhưng không bỏ nhà David, không truất phế vương triều David. Phân biệt giữa người kế vị với vương triều.
– So sánh 2Sm 7,1-17 và Ps 89 (88), có lẽ phản ảnh thời lưu đày, ta sẽ thấy một sự khó hiểu cho dân riêng, khi vương quốc Judas bình địa và vua không còn. Lời hứa của TC đối chọi với biến cố lịch sử dân đang trải qua. Từ đó họ hướng về đấng Messia không còn lệ thuộc vào chính trị (Is 11,1-9).
– Người Kito hữu ĐGS sẽ đấng Messia nắm vương quyền David // Lc 1,32 ; Ps 2,7 // Lc 3,21
Nếu bạn có giờ, xin đọc thêm 1Sb 17,1-15. Quyển sử biên niên được viết sau thời lưu đày, hơn 5 thế kỷ sau bản văn của Samuel. Hãy so sánh 2Sm 7,14 và 1Sb 17,13 (khi ấy người ta không còn nghĩ rằng “con vua Đavít” mà có thể phạm tội) ; 2Sm 7,16 và 1Sb 17,14 (những sở hữu tính từ đã đổi). Điều này cho thấy rằng trong 3 thế kỷ, dung mạo của “con vua Đavít” đã được coi trọng). Hãy đọc Tv 2: gán cho vua quyền trên toàn thế giới! Điều này khiến ta có thể hiểu tước hiệu “con vua Đavít” được gán cho Đức Giêsu theo nghĩa nào.
Trên bình diện tôn giáo: Đavít làm một hành động có giá trị chính trị: quyết định đặt khám giao ước trong thủ đô. Khám này từ thời xuất hành đã là nơi Thiên Chúa hiện diện giữa dân Ngài. Khi đặt nó ở Giêrusalem, Đavít ràng buộc sự hiện diện của Thiên Chúa vào triều đại của ông. Vì thế không gì đáng ngạc nhiên khi nhiều tín hữu phản kháng hành động ấy, vì ở đây xuất hiện hai cách thức quan niệm về Thiên Chúa: (1) quan niệm về Thiên Chúa cố định, cư ngụ ở một nơi cố định và gắn liền với quyền bính của một người, vua và dân có thể “lèo lái” Ngài ; (2) một quan niệm về Thiên Chúa vẫn tự do, một Thiên Chúa muốn đi đâu tuỳ ý, sự hiện diện và hoạt động của Ngài luôn luôn vô hình (xem chuyện khám giao ước di chuyển trong 1Sm 5-6). Vì thế, vẫn qua trung gian của Natan, Thiên Chúa từ chối không cho Đavít dựng nhà cho Ngài (2Sm 7).
Những lần can thiệp khác của Natan là ở 2Sm,12 (Đavít phạm tội) và 1V,1).
2. Một vài nét về phê bình lịch sử
Xem note của BJ: 1 Sm 11,12 ; 1 Sm 16,14-23 và 17,11

Chương 7:
SÁCH 1 VÀ 2 CÁC VUA

Sách Các Vua được hoàn tất có lẽ vào sau thời lưu đày, khoảng thế kỉ thứ IV trước CN. Sự phân chia sách này làm hai, 1 và 2 Các Vua, là do bản TK Hy Lạp, vào thế kỉ thế III trước CN.
Sách này phản ảnh thời của bốn thế kỷ của chế độ quân chủ Israel, bắt đầu từ thời Salomon cho đến giai đoạn Jerusalem thất thủ năm 587 trươc CN.
– Phần thứ nhất, 1 V 1 – 11, dành cho trình thuật về Salomon. Theo đó, Salomon được trình bày như là vua của một vương quốc vĩ đại, thống nhất, và là người xây đền thờ Jerusalem.
– Phần thứ hai, 1 V 12 – 2 V 17, các trình thuật song song về số phận của các vua Juda và Israel. Bắt đầu từ việc chia đôi hai vương quốc Bắc – Nam, và kết thúc với sự xóa sổ của vương quốc phía Bắc.
– Phần thứ ba, 2 V 18 – 25, phần cuối của sách Các Vua phản ảnh vương quốc Juda thời đầy chao đảo chạy theo những liên chính trị. Mặc dù với những cố gắng về canh tân tôn giáo, sưu hướng thờ tà thần vẫn tồn tại cho đến khi Jerusalem bi thiêu hủy năm 578.
Xét trên bình diện sử tính, theo kết quả ngày khảo cổ, thời Salomon, vào thế kỉ thứ X trước CN, vương quốc này không có gì là vĩ đại như được trình bày trong sách Các Vua. Ngược lại, thời vua Akhab (1 V 16,29; IX trước CN), hoặc Jeroboam II, (2 V 14,23; VIII trước CN), vương quốc Israel thịnh vương hơn nhiều so với thời Salomon, nhưng sách Các Vua không hề đề cập đến, trái lại, chỉ nói đến tội lỗi của các vị vua này. Dưới cái nhìn của soạn giả sách Thánh, chính do sự bất trung với Giao Ước là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của hai vương quốc, Judas và Isarel, TC đã dùng bàn tay của quân Assyrie và Babylone để trừng phạt Judas và Israel.
Điều này chứng tỏ một cụ thể là các sách từ sách Josue đến sách Các Vua không phải là sách về lịch sử Israel, mà là bài suy gẫm về biến cố mất nước và đưa ra lời giai thích biến cố này trong cái nhìn thần học luân lí.
I Các đề tài chính trong 1-2 V (Romer, p. 309-310)
1) Đền thờ duy nhất ở Jerusalem, 1 V 6-8 // 2S 7
2) Tội của Jeroboam 2 V 10,30
3) Tội của cha ông 1 V 15,3
II Các cách giải thích khác nhau về sự mất nước giữa 1-2 V và các Ngôn Sứ
Biến cố mất nước và lưu đày Babylone gây nên cuộc choc lớn, và các ngôn sứ tìm cách giải thích biến cố này. Đối với Isaie, Israel và Judas bị mất là do đã phạm sai lầm lớn về chính trị, và sự vô trách nhiệm của các nhà cầm quyền (Is 5; 8,6-18; 28-31). Còn Jeremie thì trách dân ông đã không chịu quy phục Babylone (Jr 26-29). Như thế cách quan điểm của các ngôn sứ về sự mất nước không như 1-2 Vua (theo đó vì sự bất trung của dân mà Chúa phạt).
Quan điểm của 1-2 Vua lại bị đặ vấn đề bởi Tv 44: dân tin vào TC thật, tại sao vẫn bị mất nước!
Từ biến cố này, Isaie hướng Israel đến một triều đại mới chính TC là vua, không nhà nước, không đền thờ: Is 60,14-22; 61.6-8; 65,17-66,23).
ÊLIA
Cũng như Natan ở Giêrusalem, Êlia không để lại văn tự. Nhưng ông và Môsê được coi là những khuôn mặt lớn của đức tin Do Thái. Tân ước, nhất là Luca, sẽ trình bày Đức Giêsu là một Êlia mới.
Tên của ông là cả một chương trình: chữ ÊLIA là viết tắt 2 chữ: Éli và Yahu. Với ý nghĩa: “Thiên Chúa của tôi chính là Yavê”. Ông xuất hiện vào thế kỷ IX triều vua Akhab. Vua này đã cưới Jêsabel con gái vua thành Tyr. Cuộc hôn nhân này góp phần làm cho Israel thêm thịnh vượng, nhưng Jêsabel cũng đem vào xứ những Baals và những ngôn sứ của bà khiến dân vừa thờ Thiên Chúa, vừa thờ Baals. Phần Êlia thì đã dứt khoát lựa chọn.
Bạn hãy đọc 1V 17-19; 21, 2V 1-2. Hãy tìm xem những nét chính về Êlia.
– Một người trước mặt Thiên Chúa. Những thuật ngữ “Thiên Chúa mà tôi thờ” và “Thiên Chúa mà tôi đứng trước mặt” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nghĩa là Êlia đã chọn, một sự lựa chọn dứt khoát, không chia sẻ. Và ông cũng muốn buộc dân phải như thế.
– Một kẻ được Thánh Linh xâm chiếm. Bạn hãy đọc câu trả lời cho Ovad-yahu trong 1V 18,12. Đó chính là nguồn sức mạnh và tự do của tâm hồn Êlia.
– Một đức tin không chia sẻ. Trong cuộc tế lễ trên núi Carmel (1V 18), ông buộc dân phải chọn giữa Thiên Chúa hằng sống, hữu vị, can thiệp vào lịch sử và các Baals vốn chỉ là những sức mạnh thiên nhiên được thần thánh hoá (xem khung sau đây). Cũng như chúng ta, Êlia đã tin dù không thấy, tin chỉ vì nghe Thiên Chúa bảo (1V 18,41t: Thiên Chúa bảo ông loan báo sắp có mưa thì ông loan báo… dù chẳng thấy gì cả!).
– Một người thân thiết với Thiên Chúa. Việc ông được thấy Thiên Chúa (1V 19) (cùng với thị kiến của Môsê, Xh 33,18t) được coi là mẫu mực cho cuộc sống chiêm niệm: đó là mức tối đa mà con người được phép thấy. Nhưng Êlia vẫn là một người phàm như chúng ta, cũng thất vọng, cũng sợ hãi (19,1t). Phải dịch câu 19,12 như sau mới đúng: “có tiếng động của một sự im lặng”, bởi vì Thiên Chúa không ở trong sức mạnh thiên nhiên được thần thánh hoá. Ngài là Thiên Chúa mầu nhiệm, người ta chỉ có thể cảm được sự hiện diện của Ngài trong im lặng và trống rỗng, Ngài là một Thiên Chúa giấu mình. Trong lời cầu nguyện của ông (cũng như của Hôsê), Êlia không cần nói nhiều, ông chỉ thân mật thưa chuyện với Thiên Chúa Đấng giao sứ mệnh cho ông.
– Kẻ bênh vực người nghèo: Êlia không sợ chống lại vua và những người thế lực để bênh vực người nghèo.
– Một tinh thần đại đồng: vì Êlia tin Thiên Chúa với một đức tin không chia sẻ, và vì ông để Thánh Linh hoàn toàn hướng dẫn, nên ông rất tự do thường xuyên lui tới những người ngoại (1V 17). Nhưng ông đòi người ngoại phải có một đức tin không điều kiện (17,13).
– Những giai thoại về Êlia (2V,1): đây là một tường thuật bình dân. Tiếc thay nó sẽ khiến người ta lầm tưởng Êlia là một người khe khắt đòi lửa từ trời xuống đốt những tội nhân.
– Chuyện Êlia thăng thiên (2V,2): có lẽ vì người ta không biết mộ của Êlia nên đã tưởng rằng ông được đưa lên trời. Luca sẽ dựa vào bản văn này để viết tường thuật Đức Giêsu thăng thiên (Cv 1,6-11) ; cũng như Êlisê nhờ được thấy thầy mình là Êlia được lên trời mà được thừa hưởng tinh thần của thầy để tiếp tục sứ mạng của thầy, thì các môn đệ nhờ thấy Đức Giêsu thăng thiên nên cũng nhận được Thánh Linh của Đức Giêsu.
ĐỨC GIÊSU – ÊLIA MỚI TRONG TIN MỪNG LUCA
Bạn hãy đọc những bản văn mà Luca quy chiếu minh nhiên về chuyện Êlia: 4,26 (diễn từ tại hội đường Nazareth), 7,12.15 (cứu sống con trai bà goá Naim) ; 9,42 (chữa bệnh một đứa trẻ) ; 9,51.54.57.61.62 (Đức Giêsu lên Giêrusalem) ; 22,43.45 (hấp hối, Đức Giêsu được thiên sứ đến tăng sức). Cũng hãy lưu ý rằng Luca đã bỏ qua Lời Đức Giêsu đồng hoá Gioan Tẩy giả với Êlia (so sánh với Mt 11,14 ; 17,11-13).
Những nhận xét trên giúp bạn thấy Luca mô tả Đức Giêsu bằng những nét của Êlia: liên hệ mật thiết với Thiên Chúa biểu lộ thường xuyên bằng việc cầu nguyện, tâm hồn hoàn toàn tự do trong Thánh Linh, tinh thần đại đồng, yêu thương những người nghèo khó, tội lỗi, bị bỏ rơi, các phụ nữ, đòi hỏi một đức tin không chia sẻ và không điều kiện. Và cũng như Êlia, Đức Giêsu là con người chỉ nghĩ đến mỗi một mục tiêu là “hướng về lúc được nâng lên” (9,51): vừa là nâng lên trên thập giá vừa là nâng lên trong vinh quang của Cha.
PHÂN TÍCH 1 V 18: THIÊN CHÚA CỦA LỊCH SỬ
HAY CÁC THẦN CỦA THIÊN NHIÊN?
Israel tin một Thiên Chúa duy nhất là Đấng can thiệp vào lịch sử: “Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Giacob”, “Thiên-Chúa-đã-kéo-chúng-ta-ra-khỏi-kiếp-nô-lệ”. Thiên Chúa ấy đã dẫn dắt họ khi họ còn là dân du mục trong sa mạc, và đã đưa họ vào đất Canaan.
Nhưng khi Israel trở thành dân định cư, đã có những đồng ruộng và những thành phố, thì những điều họ quan tâm la: làm sao cho đất đai và đoàn vật sinh sản nhiều? phải xin với ai để có mưa đúng thời? Họ đã tìm thấy câu trả lời cho những quan tâm ấy trong thứ tín ngưỡng đã có sẵn tại chỗ: các thần Baals (thần bão, thần mưa) và các nữ thần Astartés (thần phái tính và sinh sản).
Đành rằng cũng tốt nếu thờ một Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử. Nhưng mà còn phải sống, cho nên xin với các thần Baals thì bảo đảm hơn!
Ta đừng vội nghĩ rằng đó là một vấn đề thuộc quá khứ: ngày nay vẫn có những thần Baals nhưng đã đổi tên. Kitô hữu cũng có thể gặp sự xung đột tương tự: họ tin Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử và Đức Giêsu Con Ngài, thế nhưng đức tin ấy có giúp họ thoả mãn những nhu cầu kinh tế không? phải chăng bảo đảm hơn là chạy tới những “quyền lực” thiên nhiên (ngân hàng, địa vị, quyền thế…)?
Cuộc chiến chống lại sưu hướng thờ tà thần là cuộc chiến liên lĩ mà các ngôn sứ không ngừng cảnh cáo dân.
CÁC ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG SÁCH CÁC VUA (Romer, p.308)
1) Hệ tư tưởng
Theo sách Các Vua, lịch sử Israel khai mở với những chuỗi tại họa, vì các vua không trung thành với luật trong Đê nhị luật, tức là về nơi thờ phượng duy nhất là Đền thờ Jerusalem.

Chương 8:
1-2 SỬ BIÊN NIÊN – ESDRA – NEHEMI

1-2 Sử Biên Niên
Trước đây có giả thuyết cho rằng Sbn 1-2, Esd và Ne là cùng một tác giả, nhưng các ý kiến mới lại thì phủ nhận giả thuyết này.
“Sử Biên Niên” là tựa đề theo bản Hipri, có nghĩa là “Những lời, hoặc những việc thường ngày” liên quan lịch sử thánh. Bản LXX dùng từ Paralipomenes, có nghĩa là “những điều bỏ sót, hàm ý rằng các sách này bổ sung cho những sách Samuel và Các Vua.
Nhưng thực ra cái nhìn lịch sử và quan điểm thần học của sách Sử Biên Niên khác với hai sách trên. Chẳng hạn tác giả Sử biên niên không nói đến lịch sử của vương quốc phía Bắc. Ông quan tâm nhiều nhất tới lịch sử Đền thờ và phụng tự. Ông coi trọng các tư tế và Lêvi. Một trong những điểm riêng của Sbn theo đó chính Đavid là người đã chia nhóm và phân công cho các Lêvi (1 Sbn 23-26), cũng chính ông cắt đặt các Leevi để tụng ca trước Hòm Bia (1 Sbn 16). Đavid được đối chiếu với Moise với tư cách là người cải cách phụng tự (2 Sbn 8,13-15; 23,18; 29,25-27.30; 35.4). Như thế Đavid, vị sáng lập vương triều xuất hiện trong sách Sbn với tư cách là nhà thiết lập việc phụng tự và mẫu điển hình của các ca viên Lêvi.
Sách được viết vào khoảng thế kỉ thứ IV trước CN và không rõ tác giả, nó là một nhân chứng quí báu về niềm hi vọng và về quan điểm thần học của Do Thái giáo trong gian đoạn đen tối sau lưu đày. Có thể nói, Sử Biên Niên là một lối giải thích về lịch sử của vương quyền theo cái nhìn của các Levi sau thời lưu đày.
Tham vọng của tác giả là viết một lịch sử từ Adam tới Cyrus! Ta sẽ thấy thú vị nếu so sánh vài đoạn của Sử biên niên với những đoạn của sách Samuel và sách Các vua. Qua đó ta sẽ biết cách viết một bài midrash như thế nào. Sau đây là một vài nét đặc thù.
Tác giả Sử biên niên đưa ra một thần học về lịch sử. Để cho thấy ngày nay dân phải sống thế nào, ông lí tưởng hoá một giai đoạn lịch sử đã qua: thời Đavít-Salômon. Do đó ông lướt nhanh giai đoạn từ Adam tới Đavít (nhất là các gia phả). Đối với thời Đavít, ông kéo dài ra, chọn các nguồn, loại bỏ những chuyện nào bất lợi cho Đavít (Đavít phạm tội, sự xa hoa và tội thờ ngẫu thần của Salômon). Đavít được trình bày như một vị vua vừa ý Thiên Chúa, là đại diện cho Thiên Chúa, là vua duy nhất của Israel. Đavít có công lập một thủ đô (Giêrusalem) cho cả nước chuẩn bị xây dựng Đền thờ, ông còn có công tổ chức việc phụng tự.
Bố cục sách 1-2 Sbn
Có thể phân sách Sbn như sau
1 Sbn 1 – 9: Gia phả
1 Sbn 1: Từ Adam đến Israel
1 Sbn 2-9: Dòng dõi Isarel
1 Sbn 10 – 2 Sbn 9: Vương triểu David – Salomon
1 Sbn 10: Saul – mẫu không lí tưởng
1 Sbn 11-29: David – mẫu lí tưởng 1
2 Sbn 1 – 9: Salomon – mẫu lí tưởng 2
2 Sbn 10-36: Các vua kế vị Salomon
2 Sbn 10-28: Từ Roboam đến Achaz – hậu quả của sự phân chia hai vương quốc
2 Sbn 29-36: Từ Ezechias đến Sedecias – cải cách tôn giáo và lưu đày
MIDRASH VÀ TARGUM
Người Do Thái đã sớm đặt vần đề làm sao cập nhật hoá Sách thánh. Lời Chúa được phán ra trong một hoàn cảnh xa lạ không giống như hiện thời của họ. Do đó cần phải đọc lại để khám phá xem lời ấy có ý nghĩa gì cho cuộc sống hiện thời của họ.
MIDRASH (từ gốc chữ darash nghĩa là “tìm tòi”) vừa chỉ một phương pháp giải thích Sách thánh, vừa chỉ những quyển sách được viết theo phương pháp ấy.
Có hai loại Midrash:
– Midrash halakak (halakak là “con đường”) nhằm tìm ra những quy luật hướng dẫn cách sống. Trong Do Thái giáo, halakhôt (số nhiều của chữ halakak) đồng nghĩa với quy luật.
– Midrash aggadah: (kể chuyện) nhằm đưa ra những bài học giáo dục.
Tài liệu P đã đọc lại những truyền thống trong bối cảnh lưu đày để tìm ý nghĩa của lịch sử và niềm hi vọng cho cuộc sống. Tác giả Sử biên niên tìm cách rút từ lịch sử ra một cách thức sống Nước Thiên Chúa. Đấy là 2 thí dụ về Midrash halakak. Còn sách Ruth và Giôna thuộc thể loại Midrash Aggadah.
TARGUM là cách dịch bằng miệng Sách thánh từ tiếng Híp-ri sang tiếng Aram. Mặc dù Híp-ri vẫn còn là ngôn ngữ phụng vụ nhưng từ một lúc nào đó dân chúng không còn hiểu nó nữa vì họ đã quen nói tiếng Aram. Do đó trong phụng vụ người ta đọc sách thánh bằng tiếng Híp-ri rồi có một ký lục dịch ra tiếng Aram. Nhưng thay vì dịch sát từng chữ thì người ta dịch rộng ra theo nghĩa mà người ta hiểu lúc đó (vừa dịch vừa quản diễn).
Trong buổi lễ mà Ét-ra chủ sự (Nkm 8-9), sau phần đọc sách thánh, các Lêvi đã giải nghĩa cho dân hiểu. Có lẽ đó là một trong những thể hiện Targum đầu tiên.
Những Targum chính đã được cố định khoảng đầu công nguyên. Nhờ chúng mà ta thấy được thời Đức Giêsu người Do Thái đã hiểu một số đoạn sách thánh như thế nào.
Sau này các Kitô hữu đầu tiên sẽ tiếp thu cách giải thích sách thánh ấy. Họ thường đọc sách thánh dưới ánh sáng của Targum, đôi khi họ cũng viết những midrash Kitô giáo (chẳng hạn những tường thuật trong Mt về thời thơ ấu của Đức Giêsu).
ESDRAS và NEHEMIE
Trong các Qui điển cổ, Esdras và Nehemie hợp thành một cuốn sách duy nhất. Hai cuốn sách này thuộc vào thời từ sau cuộc hồi hương của dân lưu dày ở Babylon cho đến hơn một thế kỷ sau đó. Hai cuốn sách này phản ảnh công việc của hai nhân vật chính là Esdras và Neemie, trong khi đó không nơi nào khác trong Cựu Ước nhắc đến điều này. Hai cuốn sách này đã cho biết tình hình của thời khôi phục lại Judas sau biến cố lưu đày.
Sách Esdras:
Esd 1-6 thuật lại cuộc hồi hương của những người lưu đày Babylon theo chiếu chỉ Cyrus ban cho. Họ tái thiết Đền thờ dưới sự chống đối của dân bản xứ và các nhóm thù địch. Phải nhiều năm sau, vào thời ngôn sứ Aggee và Zacharie dưới triều đại Darius, việc tái thiết mới hoàn tất
Esd 7-10: khoảng hơn 10 năm sau, Esdras – tư tế và cũng là kinh sư – được vua Ba Tư là Artaxerxes sai về Jerusalem. Ông chân chỉnh cuộc sống dân theo truyền thống Do Thái, nhất là loại bỏ hôn nhân với dân ngoại.
Có thể đọc Ne 8-9.
– Nkm 8: phụng tự gồm những yếu tố nào? diễn ra ở đâu? ai chủ toạ? có gì mới so với phụng tự ở Đền thờ (xem chú thích TOB, Ne 8,5 )?
– Nkm 9: đây là một bản thú tội. Trong đó tác giả nói tới những điểm lịch sử nào? ta có thể nương tựa vào đâu? vào công nghiệp mình? hay vào Thiên Chúa? Thiên Chúa có những phẩm tính nào? những điều trên giúp gì cho sự cầu nguyện của chúng ta?

Chương 9:
TÔ-BI-A – GIU-ĐI-THA – ÉT-TE

1) TÔ-BI-A (thuộc đệ nhị thư quy):
Bản văn
Về sách Tobia, có 4 mảng cuộn da viết bằng tiếng Aram và một mảng bằng tiếng Hipri được tìm thấy ở Qumran; bên cạnh đó còn có 3 bản văn đầy đủ trong bản LXX. Trong ba bản văn bằng tiếng Hylap này, một bản dài, một bản ngắn và một bản gọi hỗn hợp (mixte). Có những khác biệt giữa các bản văn này có thể làm người đọc khó hiểu về sự trung thực và nghiêm túc cảu TK, chẳng hạn theo bản văn dài, Tobit thọ 112 tuổi (14,2), còn theo bản văn ngắn thì 158 tuổi (14,11).
Trước đây, bản văn ngắn được các nhà chú giải coi là bản văn đối chiếu để phê bình bản văn dài. Khi các bản văn ở Qumran được biết đến, thì bản văn Hipri ở Qumran lại khẳng định giá trị của bản văn dài bằng Hylap. Còn bản Vulgate là bản dịch của thánh Jerome, dựa trên bản Arame lại không cùng nguồn với các bản văn khác.
Sách Tobia, có lẽ được viết vào khoảng những năm 200 trước CN (theo TOB 2011) là một tường thuật thuộc loại midrash aggadah (kể chuyện nhằm đưa ra những bài học giáo dục). Truyện thuật về hai gia đìnhcó họ hàng với nhau cùng bị lưu đày, một gia đình ở Ninive, còn gia đình kia ở Ecbatane (ngày nay là Irak và Iran). Cả hai gia đình không làm gì sai trái, họ trung thành với lề luật, vậy là cả hai lại rơi vào cảnh khốn khổ cay đắng. Tôbia-cha là một người thánh thiện nhưng bị tai nạn mù mắt và đâm ra thất vọng ; nàng Sarra là một thiếu nữ đạo hạnh nhưng bao nhiêu người cưới nàng đều phải chết nên nàng cũng muốn chết luôn… Tại sao có sự dữ phi lý như thế? Thiên Chúa vắng mặt rồi chăng? Nếu có thì tại sao Ngài quá dửng dưng như vậy?
Tác giả trả lời rằng: Thiên Chúa vẫn luôn có mặt, không phải chỉ trong lịch sử Do Thái, mà trong cuộc sống từng người chúng ta nhưng Ngài ẩn mình. Do đó phải biết cách khám phá Ngài.
Ít ra bạn hãy cố gắng đọc những lời cầu nguyện rất hay trong sách này: lời nguyện của cụ Tôbia lúc tuyệt vọng (3,1-6), của Sarra khi muốn tự tử (3,11-15), của Sarra và Tôbia trong đêm tân hôn (8) và của cụ Tôbia khi được khỏi bệnh (13,1-10).
2) SÁCH GIU-ĐI-THA (thuộc đệ nhị thư quy):
Sách Judith có thể được viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ II trước công nguyên và không rõ tác giả.
Thoát nhìn, sách này có vẻ là một câu chuyện lịch sử, tuy nhiên người đọc sẽ sớm hiểu ra đó là lịch sử Israel được viết laịh một cách tùy ý. Điều đó không có nghĩ sách Judith câu chuyện hoàn toàn hư ảo. Chuyện kể về thời dân lưu đày vừa trở về từ babylone đã gặp phải tấn công của quân Assyrie. Vị vua Assyrie lúc này lại có tên là Nabucodonosor, cùng tên của vua Bablylone người đã làm bình địa Jerusalem vào năm 587 và bắt dân đi lưu đày. Lần này Israel đã được cứu thoát nhờ bà Judith.
Trong câu chuyện, TC không hề can thiệp một cách trước tiếp, nhưng chính việc Israel được nhờ chỉ một góa phụ có lòng tin vào TC, điều đó cho thấy chính TC đã hành động và giải thoát dân. TC siêu việt. Ngài yêu thương dân Ngài, nhưng đường lối và dự định của Ngài không ai dò thấu. Con người không thể lường nổi và cũng không thể nắm chắc được Ngài để sự dữ de dọa dân Ngài đến mức nào, và không biết bao giờ Ngài mới ra tay (Hãy đọc Judith 8,11-27 để xem cách nhìn về sự im lặng của TC trước tại họa dân chịu).
3) SÁCH ÉT-TE
Sách Esther được viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ II trước CN, nghĩa là 3 thế kỷ sau thời vua Xerxes I trị vì Ba Tư (theo TOB 2011). Sách thuật lại chuyện bà Esther, một thiếu nữ giữa những người đồng hương cùng lưu đày và là con nuôi của Mardochee, trở thành hoàng hậu Batư. Lúc đó Tể tướng của vua Ba Tư là Haman tìm cách tiêu diệt người Dothai. Hoàng hậu Esther đã liều mình can thiệp để cứu dân bà khỏi tai họa này. Nhờ sự khôn khéo và can đảm của bà, không những người Do Thái thoát được hiểm họa mà còn lật ngược thế cờ. Những kẻ chống đối dân Do Thái đều bị tận diệt. Dân Do Thái hân hoan mừng lễ Pourim, có nghĩa là “bắt thăm”, kỉ niệm việc rút thăm mà Haman rút để chọn ngày tiêu diệt dân Do Thái.
Cả sách Esdras et Nehemie, không sách nào nhắc gì đến chuyện Esther. Ở Qumran, không có một mẩu bản văn nào của sách Esther. Tuy nhiên có 2 Mcb 15,36 ám chỉ đển “ngày của Mardochee”, điểu này cho thấy ngày lễ Pourim được biết đến ở Palestine vào nửa đầu thế kỉ thứ I.
Không nên xem sách Esther như là câu chuyện lịch sử. Vì rằng chuyện Esther tự được giới thiệu là vào thời vua Xerxes. Như thế là thời hoàng đế Xerxes I trị vì vào những năm 486-464 trước CN, giai đoạn Ba Tư bành trướng. Trong khi đó, vợ của Xerxes tên là Amestris, và các hoàng hậu luôn luôn là người thuộc gia đình quí tộc Ba Tư. Bên cạnh đó không hề có 127 tỉnh lị như sách Esther khẳng định, và cũng không có vua ra chiếu chỉ về chuyện đời tư của vua, cũng như chiếu chỉ tiêu diệt người Do Thái một năm trước khi thi hành là không mấy xác thực. Tuy nhiên lịch sử dân Do Thái cho thấy rằng đã xảy ra không ít các cuộc tàn sát dân Do Thái Như thế việc mừng lễ hội Pourim là hoàn toàn chính đáng (Thảm họa đối với dân Israel còn xảy ra ngay cả vào thời sau này chẳng hạn cuộc tàn sát người Do Thái vào thế kỷ XIV trong đợt dịch tể lớn xảy ra ở Âu Châu, hoặc cuộc vào thời Hitler).
Nếu Israel thoát khỏi mọi mưu mô của quân thù tìm cách tiêu diệt đó là do chính TC đã ra tay giải thoát dân Người. Nhưng Ngài đã làm điều đó với những phương tiện yếu đuối nhất: dùng bàn tay một phụ nữ. TC luôn canh chừng trên dân Người đã chọn đó cũng là cách để Ngài tự tỏ mình ra cho muôn dân.
Tuy nhiên, theo sách Esther thì việc tiêu diệt lẫn nhau không giải quyết được gì hơn, mỗi bên hành động một cách đầy bạo lực để tiêu diệt nhau. Dưới cây giá, các nạn nhân thay phiên nhau bị treo: người Do Thái bị treo bởi quân thù, rồi dân ngoại lại bị treo bởi dân Do Thái. Còn dưới chân Thập giá, ĐGS bị treo và bị đóng đinh vì dân Do Thái lẫn dân ngoại, và Ngài chết cho cả hai, dân Do Thái cũng như dân ngoại: “Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do Thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh than mình để phá đổ bức tường ngăn cách la sự thù ghét;… trên thập giá, Người đã phá đổ sự thù ghét” (Ep 2,14-16).

Chương 10:
SÁCH 1 VÀ 2 MA-CA-BÊ

Cuộc nổi dậy của nhà Macabê tuy ngắn ngủi (3 năm: 167-164). Nhưng là cột mốc quan trọng cho Do Thái giáo. Trước ý muốn của vua Antiochus IV dùng bạo lực buộc người Do Thái chỉ còn nước phải chọn lựa dứt khoát hoặc chối đạo mình hoặc chịu tử đạo. Cuộc nổi dậy của Giuđa Macabê và sự thành công – thanh tẩy Đền thờ – đã giúp cho đức tin sống lại. Nhưng như ta đã thấy, những kẻ kế nghiệp ông đã tự bôi bẩn mình với những âm mưu chính trị và tranh giành quyền lực.
Trong vòng một thế kỷ, khúc Anh hùng ca Macabê đã khơi lên 3 phản ứng thể hiện trong các tác phẩm mà ta có thể tóm lược như sau.
1) Tay cầm gươm:
Ca tụng các chiến sĩ, tường thuật những chiến công. Đó là những quyển 1Macabê, Giuđita, và Ét-te.
2) Tay chắp lại:
Có nhiều người lại khó chịu với cuộc nổi dậy của nhà Macabê. Họ nghĩ rằng chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể giải phóng. Vì thế thái độ đúng duy nhất không phải là tay cầm gươm, mà là tay chắp lại để xin Thiên Chúa can thiệp. Quan niệm này thể hiện trong quyển 2Macabê cũng là quyển đại biểu của trào lưu Pharisêu: nếu có đức tin thì phải sẵn sàng chịu tử đạo vì nhờ thế mà Thiên Chúa sẽ ra tay can thiệp.
Trào lưu khải huyền, với quyển Đaniên, cũng theo cùng hướng này, nên chờ đợi Thiên Chúa can thiệp vào lúc tận cùng lịch sử.

3) Tay đưa ra:
Khi giông bão đã qua, và cũng vì sống ở Alexandria xa cách những bi kịch ở Palestina, một hiền sĩ đã viết quyển Khôn ngoan của Salômon trong đó ông cố gắng sử dụng văn hoá Hy Lạp để diễn tả đức tin Do Thái.
1 MA-CA-BÊ (Đệ nhị thư quy)
Sách này được viết có lẽ khoảng những năm 100 trước CN. Tác giả có thiện cảm với triều đại Macabê. Ông thuật lại lịch sử của 3 người con đầu của gia đình này: Giuđa (3-9), Gionatan (9-12) và Simon (13-16). Ông muốn viết một lịch sử thánh trong đường hướng của các ngôn sứ đầu tiên, và muốn chứng minh rằng chính Thiên Chúa giải phóng dân Ngài khi ra tay cứu họ khỏi nỗi bất hạnh mà tội lỗi đã ném họ xuống.
2 MA-CA-BÊ (Đệ nhị thư quy)
Quyển này không phải là tiếp theo quyển Macabê, mà nó còn được viết trước nữa, khoảng 124. Đây là tóm lược một tác phẩm khác gồm 3 tập do Jason viết ít lâu sau biến cố Giuđa Macabê.
Xuyên qua những câu chuyện đạo đức, ta khám phá linh đạo của phái Pharisêu và sự họ gắn bó hoàn toàn vào Thiên Chúa. Sau đây là vài điểm:
– Một cuộc thánh chiến: khi tường thuật những chiến công của Giuđa, tác giả nhấn mạnh rằng chính Thiên Chúa ban chiến thắng. Bởi thế trước mỗi trận đánh đều có những lời cầu nguyện và có nhiều can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa (chương 8 và tiếp theo).
– Việc tử đạo: sự hoàn toàn gắn bó với Chúa có thể đưa đến việc làm chứng cho Ngài một cách dứt khoát bằng cách chịu tử đạo. Gương tử đạo của cụ già Êlêazarô (6,18-31) và nhất là của 7 anh em (7) là những chuyện nổi tiếng.
– Sự sống lại (7,9.23.29): tác giả sử dụng lại – nhưng rõ ràng hơn – giáo thuyết đã được trình bày bởi Đanien (Đn 12,2) và cũng là giáo thuyết của Pharisêu. Chúng ta sẽ xem lại điểm này khi nghiên cứu sách Đaniên.
– Cầu nguyện cho người đã chết (12,38-45): bản văn này đóng một vai trò quan trọng trong Thần học Công giáo về “luyện ngục”: nếu ta phải cầu nguyện cho người đã chết là vì không phải họ rơi vào hư vô, nhưng vì họ có thể được cứu sau khi chết. Những người Tin lành thì không công nhận sách này, nên chỉ đơn giản phó thác cho Chúa số phận những người đã chết, chẳng cần cố gắng vén màn bí mật ấy làm gì.
– Tạo dựng từ hư vô (7,28): từ trước cho tới bây giờ, người ta không trình bày Thiên Chúa tạo dựng mọi sự từ hư vô, mà chỉ nói Ngài tạo dựng bằng cách tách biệt và bằng cách ra lệnh (St 1).

10 mốc lịch sử

1200    Xuất Hành Ai cập
1000    David.
933    Chia cắt vương quốc Bắc – Nam
722    Vương quốc Israel bị xóa sổ bởi đế quốc Assyri
597; 587    Hai cuộc tấn công Jérusalem và lưu đày Babylonie.
538    Thời Cryrus vua Ba Tư và chiếu chỉ hồi hương
515    Tái thiết đền thờ sau lưu đày
332    Alexandre đại đế chiếm vùng Palestin.
167    Cuộc nổi dậy của nhà Maccabées
63    Jérusalem bị chiếm bởi Pompée. Thời đế quốc Roma

Từ – 587 đến 1948, Israel không tồn tại như là một quốc gia.

Những giai đoạn lớn về khảo cổ
Thời cuối đồng đá – bắt đầu đồ đồng (Chalcolithique)    4300-3300
Thời đồ đồng cổ đại (Bronze Ancien)
Thời đồ đồng trung cổ 1 (Bronze Moyen 1)
Thời đồ đồng trung cổ 2 (Bronze Moyen 2)
Cuối thời đồ đồng (Bronze Récent )    3300-2300
2300-2000
2000-1550
1550-1200
Thời đồ sắt 1 (Fer 1)
Thời đồ sắt 2 (Fer 2)    1200-1000
1000-550
Thời Ba Tư (Période perse)
Thời Hy Lạp cổ đại (Période hellénistique)
Thời đế quốc La mã (Période romaine)
Thời byzantine (Période byzantine)     550-330
330-50
-50-350 ap. JC
350-650 ap.JC